Nội dung text: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn – nghệ an
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trang trại có vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới và
trang trại gia đình là một loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp các
nước. Ở nước ta tuy các trang trại (chủ yếu là trang trại gia đình) mới phát
triển nhưng đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn gắn
liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Các trang trại đã phát huy có hiệu
quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong những năm gần đây,
kinh tế trang trại ở Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và mở rộng về quy
mô. Theo số liệu của của cục thống kê năm 2006 nếu như năm 2001 Việt
Nam mới chỉ có 60.758 trang trại thì đến năm 2006 đã có khoảng 150.000
trang trại, trong đó có 17.721 trang trại chăn nuôi, ngoài ra còn có khoảng
130.000 hộ phát triển theo mô hình kinh tế này. Hàng năm các trang trại tạo
ra hơn 10.000 tỷ đồng (trong đó 87% là hàng hóa), thu hút và tạo việc làm ổn
định cho hơn 443.000 lao động nông nhàn ở nông thôn. Bình quân mức thu
nhập 1 trang trại đạt khoảng 98 triệu đồng/năm, và mỗi lao động đạt khoảng
700.000 đồng/tháng. [20]
Ở Nghệ An kinh tế trang trại tuy phát triển chưa dài nhưng những kết
quả đạt được đã thể hiện là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp
phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Theo số liệu của chi cục hợp tác xã năm
2006 đến cuối năm 2006 toàn tỉnh có 1.529 trang trại trong đó 385 trang trại
trồng trọt, 289 trang trại chăn nuôi, 119 trang trại lâm nghiệp, 105 trang trại
nuôi trồng thủy sản, 631 trang trại tổng hợp. Các loại hình trang trại trên đang
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi và tổng hợp. [18]
So với nhiều huyện trong tỉnh, kinh tế trang trại huyện Nam Đàn trong
thời gian qua đã phát triển khá mạnh, ngày càng có nhiều loại hình trang trại
hình thành với quy mô lớn và nhiều loại hình khác nhau, trong đó loại hình
1
kinh tế trang trại chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian
qua. Nhìn chung các trang trại đã lựa chọn mô hình kinh doanh đúng hướng
sản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng nông sản phẩm lớn, đa dạng. Tuy nhiên
sự hình thành và hoạt động của các trang trại đang trong tình trạng tự phát và
rất đa dạng, lại gặp khó khăn về nhiều mặt như vốn, đất đai đặc biệt là thị
trường tiêu thụ sản phẩm nên các trang trại vẫn chưa khai thác hết tiềm năng
và hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Do vậy để chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo đúng định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đánh giá được tiềm năng
phát triển kinh tế trang trại của huyện, cần phải khảo sát tình hình phát triển
kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện để đưa ra một số giải pháp thúc
đẩy sự phát triển của loại hình kinh tế này. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện
Nam Đàn – Nghệ An”
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực (đất đai, lao động,
vốn) của trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn.
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản phẩm của các trang trại
chăn nuôi.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sự phát triển sản xuất
của các trang trại chăn nuôi.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về trang trại và kinh tế trang trại
2.1.1 Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và được
phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, không chỉ đa dạng về quy mô
sử dụng đất đai, lao động, tiền vốn mà còn cả về cơ cấu nội dung sản xuất
kinh doanh. Kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra một bước tiến quan trọng
trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm và nội dung của trang
trại, kinh tế trang trại là cần thiết để có được những nhận thức đúng đắn trong
việc đánh giá đúng thực trạng phát triển của nó.
Hiện nay trong nhiều tài liệu khoa học, trang trại và kinh tế trang trại
được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều có những điểm
chung như sau:
- Trang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nông,
lâm, ngư nghiệp ở nông thôn.
- Có nguồn gốc hình thành và phát triển từ kinh tế nông hộ nhưng ở
vào giai đoạn có trình độ tổ chức quản lý sản xuất hàng hoá cao hơn.
- Khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế ở địa phương (đất đai,
vốn, lao động, khoa học công nghệ) một cách có hiệu quả.
- Hoạt động sản xuất - kinh doanh luôn gắn liền với nền kinh tế thị
trường.
- Ngoài ra, qua nhiều thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh ở các
trang trại chúng tôi nhận thấy rằng, lĩnh vực hoạt động của nó không chỉ bó
hẹp trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà còn có thêm một số hoạt động
dịch vụ kinh doanh hỗ trợ các yếu tố đầu vào, đầu ra và các hoạt động chế
biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm mục đích tăng thêm thu nhập của trang trại.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi đưa ra khái
niệm về kinh tế trang trại như sau:
3
"Trang trại là một tổ chức kinh tế cơ sở lấy hoạt động sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp làm mục đích sản xuất kinh doanh chính, trong đó có kết hợp
thêm ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp của các thành phần kinh tế khác
nhau trong nông thôn, được hình thành chủ yếu trên cơ sở kinh tế nông hộ, có
quy mô sản xuất, thu nhập, giá trị và tỷ suất hàng hoá cao vượt trội kinh tế
nông hộ, có năng lực tổ chức quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu qủa kinh tế cao,
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường".
Trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học cần
phải phân biệt trang trại và kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một khái
niệm biểu hiện một tổng thể bao gồm các mối quan hệ giữa các yếu tố và
thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Còn
trang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh cụ thể là nơi diễn ra các hoạt động
của kinh tế trang trại.
2.1.2 Tiêu chí xác định, các điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế
trang trại chăn nuôi
2.1.2.1 Tiêu chí xác định
Căn cứ theo thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN.TCTK ngày
23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống
kê quy định hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại chăn nuôi như sau:
Về định tính căn cứ vào 3 đặc trưng
- Mục đích sản xuất của trang trại là hàng hoá với quy mô lớn.
- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố
sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất
như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.
- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản
xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới
vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất
hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
4
Về định lượng căn cứ vào 2 tiêu chí sau
- Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm: Đối với
phía Bắc và Duyên Hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên, đối với các tỉnh
phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
- Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng vùng kinh tế.
+ Chăn nuôi đại gia súc:
Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên, chăn
nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
+ Chăn nuôi gia súc thường:
Đối với dê, cừu thịt từ 100 con trở lên, chăn nuôi lợn thịt có thường
xuyên từ 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi gia cầm có thường xuyên từ 2000 con trở lên.
Qua các tiêu chí xác định kinh tế trang trại nêu trên ta có thể phân
biệt những điểm khác nhau giữa kinh tế trang trại và kinh tế hộ bằng
bảng sau
Bảng 1: So sánh kinh tế trang trại và kinh tế hộ
Tiêu chí Kinh tế trang trại Kinh tế hộ
Mục tiêu Sản xuất hàng hoá Sản xuất tự túc
Lao động Thuê lao động Lao động gia đình
Quản lý Có quản lý,có hạch toán,có tích Chế độ gia trưởng
luỹ
Quy mô Diện tích lớn, vốn lớn, hàng hoá Quy mô sản xuất
tập trung nhỏ
Chế độ canh tác Cơ giới hoá, hiện đại hoá Thủ công
Kết luận Phù hợp với nền kinh tế sản Phù hợp với sản
xuất phát triển cao xuất nhỏ
Nguồn số liệu:Tư liệu về kinh tế trang trại (2000).
5
2.1.2.2 Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Các điều kiện về môi trường và pháp lý:
- Có sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước.
- Có quỹ ruộng đất cần thiết và chính sách để tập trung ruộng đất.
- Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến.
- Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông,
thuỷ lợi.
- Có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội.
- Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển.
Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại
- Chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông,
lâm, ngư.
- Chủ trang trại phải có tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về
trí thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trước hết là
ruộng đất và tiền vốn.
- Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch
toán và phân tích kinh doanh.
2.1.2.3 Vấn đề tổ chức quản lý kinh tế trang trại
Bản chất của vấn đề tổ chức quản lý trang trại như quản lý doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trang trại có những điểm đặc thù riêng nên quá trình quản
lý có sự khác biệt:
Xác định chiến lược kinh doanh: Phải xác định rõ sản xuất và dịch vụ
cái gì? sản xuất và dịch vụ như thế nào? sản xuất và dịch vụ cho ai? lợi nhuận
thu được bao nhiêu? Muốn giải quyết tốt các vấn đề trên chủ trang trại phải là
người có khả năng nắm bắt và xử lý kịp thời những thông tin của thị trường,
trên cơ sở đưa ra những quyết định chính xác đáp ứng được nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng. [11]
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh: Trên cơ sở mục tiêu và những định
hướng của chiến lược kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình diễn biến thực
6
tế của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, chủ trang trại xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Trong kế hoạch cần phải xây dựng
nhiều phương án, tuỳ điều kiện thích hợp chọn lựa phương án tối ưu để thực
hiện.
Tổ chức quản lý thực hiện: Từ kế hoạch chủ trang trại cụ thể hoá
phương án kinh doanh, sắp xếp bố trí các nguồn lực, yếu tố sản xuất sao cho
việc sử dụng chúng nâng cao được hiệu quả cao nhất.
Quản lý tư liệu sản xuất: Việc mua sắm trang bị máy móc công cụ lao
động phải phù hợp với điều kiện năng lực sản xuất của trang trại, không nên
đầu tư quá mức quá lạc hậu, lỗi thời làm cho quá trình sử dụng không mang
lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Quản lý sử dụng lao động: Chủ trang trại phải xác định khối lượng
công việc, xây dựng định mức lao động từ đó xác định số lượng lao động. Lao
động sử dụng trong các trang trại bao gồm lao động thường xuyên và lao
động thời vụ, chủ trang trại vừa là người quản lý nhưng đồng thời cũng là
người trực tiếp lao động ở trang trại.
Quản lý và sử dụng vốn: Vốn của trang trại bao gồm vốn cố định và
vốn lưu động. Vốn cố định của trang trại biểu hiện bằng tiền của tài sản cố
định bao gồm toàn bộ máy móc thiết bị, nhà cửa, vật nuôi sinh sản, lấy sữa,
cây lâu năm cho sản phẩm. Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền tải sản lưu động
như vốn bằng tiền, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm, thuốc thú y... và sản
phẩm đang chờ tiêu thụ. Tuỳ theo từng loại vốn mà chủ trang trại có các biện
pháp quản lý khác nhau. Nguồn vốn trang trại bao gồm vốn tự có của hộ gia
đình trang trại và vốn vay từ ngân hàng và các đối tượng khác. Mỗi loại vốn
chủ trang trại có biện pháp quản lý riêng đặc biệt vốn lưu động cần phải quan
tâm đến tốc độ lưu chuyển, vốn lưu động có tốc độ luân chuyển nhanh thì khả
năng thu hồi vốn sớm có điều kiện để tái đầu tư sản xuất trang trại.
Công tác kiểm tra và điều phối: Chủ trang trại thường xuyên kiểm tra
giám sát nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời những sai phạm cũng như những
ách tắc trong từng khâu công việc hằng ngày: tài chính, kỹ thuật, lao động và
thị trường. Trên cơ sở đó điều chỉnh các chiến lược kinh doanh sát với tình
7
hình hình thực tế. Nếu bỏ qua khâu này, sẽ khó có được một kết quả sản xuất
như mục tiêu đã đề ra. [15]
Tóm lại, công tác tổ chức quản lý trang trai là việc làm hằng ngày của
chủ trang trại chứ không phải ai khác, nên đòi hỏi phải có kiến thức về khoa
học quản lý nhất định. Để có kiến thức chủ trang trại phải trải qua quá trình
đào tạo thông qua học hỏi các chủ trang trại ở những trang trại làm ăn giỏi.
2.2 Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại
2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở Việt Nam
Cả nước hiện có 17.721 trang trại chăn nuôi, tăng gấp 10 lần so với
năm 2001, trong đó miền Nam chiếm 64,4% và miền Bắc 35,6%. Chăn nuôi
trang trại phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô đã góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến
trình hội nhập kinh tế thế giới.
Hiện nay loại hình này có xu hướng ngày càng phát triển, trong đó
chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 7.475 trang trại (chiếm 42,2% ), kế
đến là chăn nuôi bò, với 6.405 trang trại (chiếm 36,1%), chăn nuôi gia cầm
đứng vị trí thứ 3, với 2.838 trang trại (chiếm 16%)…Vốn đầu tư cho mỗi
trang trại từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng tuỳ theo quy mô và loại hình trang
trại. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ bình quân khoảng 358 triệu đồng/trang
trại, Tây Nguyên gần 182 triệu đồng/trang trại, Duyên hải Nam Trung Bộ 137
triệu đồng/trang trại. Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giới
được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại đều đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85 - 90% so với các nước
tiên tiến. Một số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn đã đầu tư hệ thống xử lý
chất thải bằng công nghệ biogas hoặc bể phân huỷ sinh học hiện đại, đảm bảo
vệ sinh môi trường và tận dụng khí gas để thắp sáng và sưởi ấm cho lợn con.
Những trang trại chăn nuôi có quy mô từ 300 - 1.500 bò sữa đã đầu tư hệ
thống máy vắt sữa tự động hiện đại. Về lợi nhuận, theo một số chủ trang trại
trong điều kiện thuận lợi chăn nuôi lợn thịt bình quân thu lãi từ 100.000 -
250.000 đồng/con/lứa 4 tháng; nuôi lợn sinh sản thu lãi 2 - 2,5 triệu
8
đồng/nái/năm; nuôi gà thịt thu lãi 1.000 - 4.000 đồng/kg, gà đẻ 50 - 150
đồng/quả; bò sinh sản thu lãi 1,5 - 2 triệu đồng/con.
Tuy nhiên chăn nuôi trang trại cũng đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế
cần khắc phục như: Đa số quy mô trang trại chăn nuôi còn nhỏ, thiếu sự quy
hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương dẫn đến các trang trại phát triển
manh mún, thiếu sự đầu tư, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Tính liên kết
trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, chưa hình thành liên vùng sản xuất
hàng hoá tập trung, sản phẩm chăn nuôi chưa đáp ứng yêu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu. Thời gian giao đất, cho thuê đất, thủ tục giao đất,
cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư của các trang trại. Trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý kể cả thông tin thị trường của hầu
hết các chủ trang trại còn nhiều hạn chế. Sản phẩm chăn nuôi do trang trại
làm ra được tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái, nên thường bị ép giá, gây
thua thiệt cho người chăn nuôi. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của
các trang trại chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc cho vay vốn
ngắn hạn chưa phù hợp với chu kỳ chăn nuôi.
Để đạt được mục tiêu chủ yếu đến năm 2008 lập xong quy hoạch tổng
thể về phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, đưa tỷ trọng sản phẩm hàng
hoá chăn nuôi trang trại trong cả nước đạt 45 - 50% vào năm 2010 và 60 -
65% vào năm 2015 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi. Cục Chăn nuôi đã
đưa ra các giải pháp để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại tập
trung trong giai đoạn 2007 - 2015. Trước hết, các địa phương cần có chính
sách quy hoạch đất đai, định hướng lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công
nghiệp, tập trung đến tận huyện, xã. Chú trọng chuyển đổi diện tích đất canh
tác kém hiệu quả, nhất là các vùng trung du, gò đồi sang phát triển chăn nuôi
trang trại tập trung. Việc quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại phải gắn
với đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến. Đối với giải pháp kỹ thuật, cần tiếp tục
sử dụng giống vật nuôi có năng suất chất lượng tốt, thức ăn chăn nuôi công
nghiệp phải đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý, xây dựng chuồng trại,
thiết bị tiến tiến phù hợp với từng loại vật nuôi và đặc điểm khí hậu của từng
vùng. Ngoài ra, sớm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại
9
về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, đồng thời chủ trang
trại cũng phải có biện pháp thu hút lao động có trình độ chuyên môn giỏi giúp
trang trại sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả. [19]
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại của Tỉnh Nghệ An
Tổng số diện tích đất đai của các trang trại: 10.822 ha, bình quân 7
ha/1trang trại. Với tổng vốn đầu tư 158.775.910.000 đồng, bình quân
103.842.976 đồng/1trang trại. Nguồn vốn trên chủ yếu là vốn tự có chiếm trên
80%.
Thực tế, phát triển kinh tế trang trại những năm qua đã chứng minh
rằng KTTT là một mô hình cần được khuyến khích phát triển, bởi lẽ KTTT là
một loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhất là nguồn
lực lao động và đất đai. Hiện lao động thường xuyên của các trang trại từ
5.400 - 5.600 người. Năm 2006 giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ, của các
trang trại đạt: 147.174.498.000 đồng, bình quân 96.255.394 đồng/1 trang trại.
Bình quân giá trị sản lượng/ha canh tác của các trang trại đạt từ 35 - 50 triệu
đồng/ha. Trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây đặc sản đạt
trên 90 triệu đồng/ha/năm.
Nhìn chung các trang trại đã lựa chọn mô hình sản xuất, kinh doanh
đúng hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt tiềm năng đất đai và tạo ra khối
lượng nông sản phẩm lớn, đa dạng. Kinh tế trang trại đã mở ra hướng làm ăn
mới, được hộ nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông dân
năng động, dám nghĩ, dám làm. Ở mỗi địa phương ngày càng nhiều điển hình
đơn vị và hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, tinh thần hợp tác, tương trợ giữa các
chủ trang trại được phát huy tốt.
Tuy vậy, việc phát triển kinh tế trang trại ở Nghệ An vẫn còn những
hạn chế: Trước mắt là thiếu vốn đầu tư để phát triển sản xuất. Cơ chế vay vốn
gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc (thế chấp, tín chấp, kỳ hạn…) nên không
thực hiện được. Nhiều loại hình trang trại như trồng rừng, cây công nghiệp
dài ngày, cây ăn quả đòi hỏi thời gian dài và có sự đầu tư vốn lớn, các hộ kinh
tế trang trại đang còn nhỏ, lẻ chưa tích tụ được vốn để tái đầu tư.
10
Nhiều chủ trang trại vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thời hạn cho thuê đất ở một số địa phương còn qúa ngắn, vì vậy chủ
trang trại không giám mạnh dạn chủ động đầu tư lớn.
Một số sản phẩm làm ra ở một số vùng không được tự chủ bán, hoặc bị
cấm vận chuyển tiêu thụ ra khỏi địa bàn (ví dụ trồng tre lấy măng, nuôi Baba)
nguyên nhân luật chưa đồng bộ và cụ thể.
Chính sách thu thuế đối với các trang trại chưa rõ ràng, thiếu nhất quán
ở các địa phương (lúc mới hình thành đánh thuế ít, lúc nghe làm ăn có lãi, lập
tức tăng thuế lên).
Các chủ trang trại thường ít được tiếp cận đầy đủ thông tin về thị
trường, chưa nắm bắt rõ quy luật cung cầu. Sản phẩm nông sản làm ra thị
trường tiêu thụ không ổn định, thường bị ép cấp, ép giá.
Nhiều trang trại phát triển còn thụ động, không có chiến lược, định
hướng lâu dài. Trình độ tổ chức quản lý sản xuất ở các trang trại còn thấp
(Đại học, cao đẳng chiếm 2,8%; Trung cấp 6,63%; số còn lại chưa qua đào
tạo ở các trường Đại học, Trung cấp, Cao đẳng hay dạy nghề…)
Trong tiến trình hội nhập WTO chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội
và thách thức. Vì vậy việc ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều
kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại là rất quan trọng và cần
tận dụng mọi lợi thế và khắc phục tới mức tối đa các hạn chế, để đối phó
thành công các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, góp phần phát triển
nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà, theo kịp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. [21]
2.3 Các vấn đề đã được nghiên cứu về trang trại và kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là thành phần kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong
sự phát triển của nên nông nghiệp nước ta trong thời gian qua. Cùng với sự
phát triển đó đã có rất nhiều tác giả, nhiều tổ chức nghiên cứu về đề tài này
với những khía cạnh khác nhau.
Tác giả Lê Trọng với tác phẩm "Phát triển và quản lý trang trại trong
kinh tế thị trường" đã đưa ra cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trại
trong nền kinh tế thị trường, tổng kết lịch sử phát triển kinh tế trang trại ở
11
nước ta, đưa ra các kết luận cơ bản về cách thức, mục tiêu, chiến lược, đưa 4
điều kiện cần ưu tiên trong quản lý trang trại đó là: thị trường, vốn, sản phẩm
và kỹ thuật để quản lý trang trại đạt hiệu quả cao. Tác giả còn đưa ra một số
mô hình và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường như mô hình nông trại,
lâm trại, ngư trại, nông - lâm trại. [15]
Trong tác phẩm "trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới" của
Trần Đức, Nguyễn Điền đã đưa ra ý kiến về việc phân loại trang trại đó là:
Tuỳ theo thu nhập để phân loại trang trại nhưng phải xem mức thu nhập đó
lớn hơn mức bình quân chung của từng vùng, từng địa phương để phân loại.
Tổng hợp và bao quát nhất là tác phẩm "Tư liệu về kinh tế trang trại" NXB
TPHCM, 2000. Với nhiều bài viết của nhiều tác giả trong đó nổi bật các bài
như: khảo sát về kinh tế trang trại của tác giả Nguyễn Sinh Cúc, một số vấn
đề về kinh tế trang trại và khả năng phát triển ở Việt Nam của Chu Tiến
Quang và Trần Hữu Quang. Và nhiều bài viết của Hội khoa học kinh tế Việt
Nam, các tác giả đã khắc hoạ, mô tả khá rõ về những đặc trưng, loại hình và
thực trạng phát triển kinh tế trang trại trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường... Ngoài ra còn có nhiều bài viết và kết
quả nghiên cứu được đăng tải trên các báo, tạp chí kinh tế xã hội, các hội thảo
trong nước về kinh tế trang trại. [7], [1]
Ở Nghệ An, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào được in ấn thành
sách nhưng đã có nhiều bài viết được đăng tải trên báo chí, internet như bài
viết "nghiên cứu, trao đổi thực trạng và định hướng phát triển kinh tế trang
trại ở Nghệ An" hay bài viết gồm nhiều kỳ: "Trang trại chăn nuôi tiềm năng
chưa được phát huy" được đăng trên trang web http://www.baonghean.vn.
[20]
Có thể thấy rằng, những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung
nghiên cứu vào các vấn đề như: "Tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam
trong những năm gần đây, những chính sách, cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn cho
các trang trại, những khó khăn, cản trở đối với sự phát triển của trang trại
hiện nam. Đồng thời đề xuất các định hướng và giải pháp để tháo gỡ khó
khăn, tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại ở nước ta".
12
Tại huyện Nam Đàn cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào
viết về kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn một cách đầy đủ, có cơ sở khoa
học và thực tiễn, sâu sắc và có hệ thống. Vì vậy đề tài "Đánh giá hiệu quả
kinh tế của các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn" của chúng tôi là để cố
gắng dựa trên những cơ sở lý luận có tính kế thừa vận dụng vào tình hình thực
tiễn để phân tích, đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi hiện
đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết
thực để góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và
ngành nông nghiệp nói chung của huyện Nam Đàn.
13
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn. Có
hai loại trang trại chăn nuôi được xem xét đó là chăn nuôi tổng hợp tổng hợp
(TH), và chăn nuôi lợn kết hợp cá (lợn + cá). Thực tế hai loại hình trang trại
này không khác nhau về cơ cấu vật nuôi (chỉ khác nhau về bò) nhưng khác
nhau về qui mô từng loại vật nuôi. Đây là 2 loại hình trang trại chăn nuôi
đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Nam Đàn. Số mẫu chọn trong nghiên
cứu này là 30 trang trại, mỗi loại hình gồm 15 trang trại.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố sản
xuất chính ảnh hưởng đến sự phát triển trang trại: Đất đai, vốn, lao động - con
người, kỹ thuật, thị trường và hiệu quả kinh tế của các trang trại.
- Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Nam Đàn
- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2008 - 5/2008.
3.2 Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn
3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên
3.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Nam Đàn năm
2007
3.2.3 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn.
3.2.3.1 Quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực của các trang trại.
Quy mô, diện tích và tình hình sử dụng đất đai
Tình hình sử dụng lao động
14
Vốn sản xuất của các trang trại
Đặc điểm chung của các chủ trang trại
3.2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại
Sự đa dạng hóa trong sản xuất của trang trại
Tình hình sản xuất hàng hóa
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
3.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại
Tình hình doanh thu của các trang trại
Tình hình chi phí của các trang trại
Tình hình thu nhập của các trang trại
Hiệu quả kinh tế:
- Đánh gía thông qua các chỉ tiêu GO, IC,VA,VA/IC,VA/L,VA/Đ
GO: Tổng giá trị sản xuất
IC: Chi phí trung gian bao gồm chi phí vật chất, chi phí công lao động
và chi phí dịch vụ được tiêu dùng trong quá trình sản xuất (không tính khấu
hao).
VA: Giá trị gia tăng = GO - IC
VA/LĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một ngày công lao động tạo ra được
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
kinh tế.
VA/Đ: Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá xem một đơn vị diện tích
(ha) tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Hiện giá thuần thu nhập (NPV) và tỉ suất nội hoàn (IRR) của các
trang trại chăn nuôi
Hiện giá thuần thu nhập (NPV)
Hiện giá thuần thu nhập là một phương pháp phổ biến trong phân tích
chi phí lợi nhuận. NPV thường được sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu
tư, phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư hoặc phân tích tính khả
thi về hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp
nghiên cứu này NPV được sử dụng để phân tích tính khả thi về hiệu quả kinh
15
tế của các trang trại chăn nuôi. Cách tính toán NPV được thể hiện ở công thức
sau:
Trong đó Bt, Ct, t , n và r là lợi nhuận ở năm thứ t, chi phí năm thứ t,
thứ tự năm, tổng số năm hoạt động của trang trại và tỉ suất chiết khấu.
Từ công thức đó nếu xem xét một trang trại thì trang trại đó tốt, khả
thi khi gía trị NPV dương. Nếu xem xét, so sánh giữa nhiều trang trại với
nhau thì trang trại có hiệu quả kinh tế nhất khi có giá trị NPV cao nhất
Tỉ suất nội hoàn (IRR)
Tỉ suất nội hoàn là tỉ suất mà ở đó tổng giá trị hiện tại của trang trại
(NPV) bằng zero (0). Hay nói cách khác IRR là tỉ suất sinh lãi của vốn đầu tư
mà ở đó tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận và chi phí bằng nhau. Trang trại
hoạt động có hiệu quả khi IRR của nó vượt quá tỉ suất chiết khấu đã xác định,
chẳng hạn lải suất tiền vay hoặc tiền gửi ngân hàng, hoặc lạm phát. Tỉ suất nội
hoàn được tính bằng công thức sau:
Trong đó các chỉ số Bt, Ct, t , n và r được xác định như công thức NPV
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm, chọn mẫu
3.3.1.1 Chọn điểm
+ Huyện Nam Đàn là huyện có diện tích đất tự nhiên khá lớn so với
toàn tỉnh, kinh tế trang trại đang là loại hình kinh tế góp phần chủ yếu vào sự
phát triển của nền nông nghiệp huyện, quy mô trang trại ngày càng tăng cả về
số lượng và chất lương nhất là loại hình trang trại chăn nuôi lợn kết hợp với
16
nuôi trồng thủy sản và loại hình trang trại chăn nuôi tổng hợp. Tuy nhiên sự
hình thành và phát triển của các trang trại đang mang tính chất tự phát, chưa
có quy hoạch và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất
sản phẩm hàng hóa. Do vậy, huyện Nam Đàn là địa điểm thích hợp để tiến
hành nghiên cứu đề tài này.
+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện
3.3.1.2 Chọn mẫu
+ Tiêu chí chọn trang trại: Là những trang trại có sản phẩm hàng hóa,
diện tích > 2ha hoặc có >100 con lợn thịt hàng năm
+ Dung lượng các loại mẫu: 30 trang trại trong đó 15 trang trại chăn
nuôi tổng hợp và 15 trang trại chăn nuôi lợn +cá
+ Phương pháp chọn mẫu
Thu thập danh sách những trang trại có trên địa bàn huyện, lựa chọn
những trang trại chăn nuôi đã cho sản phẩm hàng hóa và có quy mô tương đối
lớn.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thứ cấp tại huyện thông qua các báo cáo tổng kết
năm 2006, 2007, các số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng
của huyện.
- Các tài liệu liên quan đến sự phát triển của các loại hình trang trại.
3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ khuyến nông, cán bộ phòng nông
nghiệp huyện, lãnh đạo, cán bộ các xã điều tra trước khi đến các trang trại đó.
- Phỏng vấn bán cấu trúc thử 2 trang trại nhằm điều chỉnh sai sót
phiếu điều tra trước khi điều tra chính thức.
- Phỏng vấn cấu trúc theo phiếu điều tra 30 trang trại theo mẫu đã
chọn ở trên. Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia để chủ trang trại tự
phân tích và nêu ra các hoạt động sản xuất, kết quả và những khó khăn cũng
như hướng phát triển của trang trại.
- Quan sát thực địa 30 trang trại về các hoạt động sản xuất, quy mô
trang trại, quy hoạch và sử dụng các nguồn lực.
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS 15.0
PHẦN 4
17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi. Diện tích tự nhiên là
29382,02 ha, rộng 10 km từ Tây sang Đông, dài 30 km từ Bắc xuống Nam.
Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20 km, cách thủ đô Hà Nội 300 km. Đi
qua huyện có 2 trục giao thông lớn là quốc lộ 46 và 15A. Cả huyện có 23 xã
và 1 thị trấn và có 158.182 người dân sinh sống.
Toạ độ địa lý:
Từ 18 30’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ 105025’ đến 105031’ kinh độ Đông.
0
Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và huyện Đô Lương.
Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
Phía Tây giáp huyện Thanh Chương.
Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên.
4.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khí hậu
Nam Đàn nằm trong khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa
đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mạng đặc tính nắng nóng của miền
Nam, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ cao
tuyệt đối là 40 0C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình
quân là 19,9 0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 6,2 0C. Tổng số giờ nắng trung bình
trong năm là 1637 giờ.
Lượng mưa trung bình năm là 1900 mm, năm mưa lớn nhất là 2600
mm, năm mưa nhỏ nhất là 1100 mm. Lượng mưa phân bố không đều, mưa
nhiều từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở các vùng
thấp. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa ít chỉ chiếm 10 % lượng
mưa cả năm, gây nên khô hạn nghiêm trọng.
Có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Nam (tháng 4 - tháng 10) và
gió mùa Đông Bắc (tháng 11 - tháng 4 năm sau). Trong các tháng 5, 6, 7
thường có gió Tây Nam khô nóng, gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng.
Độ ẩm không khí: bình quân 86 %, lượng bốc hơi bình quân 943
mm/năm.
18
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của huyện và thực trạng sử dụng trong năm 2006 -
2007 được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Nam Đàn năm 2006-
2007
DT 2006 DT tăng DT giảm DT 2007
Loại đất
(ha) (ha) (ha) (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 29382,03 73,68 73,68 29382,03
Tổng diện tích đất nông
20074,55 20 55,18 20039,37
nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp 11995,78 - 53,88 11941,90
Đất trồng cây hàng năm 10082,81 - 52,38 10030,43
Đất trồng cây lâu năm 1912,97 - 1,5 1911,47
Đất lâm nghiệp 7536,38 8,00 0,40 7543,98
Đất NTTS 511,99 12,00 0,90 523,09
Đất nông nghiệp khác 30,04 - - 30,04
Đất phi nông nghiệp 5925,61 53,68 9,25 5970,04
Đất ở 771,26 13,47 1,95 782,78
Đất ở tại nông thôn 748,93 13,25 1,60 760,58
Đất ở tại đô thị 22,33 0,22 0,35 22,20
Đất chuyên dùng 3212,03 40,21 5,30 3246,94
Đất sông suối, mặt nước 1601,26 - 2,00 1599,26
Đất khác 341,06 - - 341,06
Đất chưa sử dụng 3381,87 - 9,25 3372,62
Đất đồng bằng 578,23 - 0,40 577,83
Đất đồi núi 2399,60 - 8,85 2390,75
Núi đá không có rừng cây 404,04 - - 404,04
Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2008
Bảng 2 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 29382,03
ha trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 20074,55 ha năm 2006
19
đến năm 2007 là 20039,37 ha giảm 53,88 ha. Diện tích này được sử dụng vào
việc xây dựng các trụ sở cơ quan, được làm nhà ở tại nông thôn và thị trấn,
xây dựng các khu công nghiệp, làm đường giao thông ...Tuy nhiên bù lại do
chuyển được một phần diện tích đất đồi núi chưa sử dụng sang trồng rừng sản
xuất nên diện tích đất nông nghiệp tăng lên 7,6 ha, và chuyển một phần diện
tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao NTTS nên diện tích NTTS tăng
11,1 ha.
Trong vòng một năm (2006 - 2007) diện tích đất phi nông nghiệp tăng
đáng kể: 44,43 ha, đất chuyên dùng tăng 34,91ha do địa phương đầu tư xây
dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp như tuyến đường du
lịch ven sông Lam, khu công nghiệp Nam Giang... diện tích đất ở tăng so với
2006 là 11,52 ha. Trong đó đất ở nông thôn tăng 10,02 ha đất ở thị trấn tăng
1,5 ha. Diện tích tăng được lấy từ đất trồng lúa, đất màu, đất ao, đất cây lâu
năm, đất rừng sản xuất... Mặt khác diện tích đất ở cũng giảm 1,95 ha do
chuyển sang đất công nghiệp, đất giao thông và di tích thắng cảnh.
Diện tích đất chưa sử dụng có giảm được 9,25 ha so với năm 2006
nhưng vẫn đang còn lớn: 337,26 ha (2007). Trong đó đất đồng bằng là 577,83
ha, đất đồi núi là 23890,75 ha, núi đá không có rừng cây là 404,04 ha. Đây là
phần diện tích đất đai mà trong thời gian tới UBND các cấp phải có chính
sách khuyến khích để người dân mạnh dạn đầu tư vào phát triển kinh tế trang
trại. Đưa kinh tế trang trại của huyện phát triển mạnh và bền vững, nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân...
* Tài nguyên nước
Sông Lam với diện tích lưu vực 23000 km 2 chảy qua địa phận huyện
Nam Đàn dài 16 km, là nguồn nước tưới dồi dào quanh năm, chất lượng nước
tốt. Lưu lượng mùa khô 117 m3/s tương ứng với mực nước tại cống Nam Đàn
là +1,05. Với cao trình đất canh tác bình quân từ +2 đến +2,5 nên toàn bộ diện
tích canh tác của huyện đều phải tưới bằng hồ đập và các trạm bơm điện.
Ngoài ra trong huyện còn có hai con kênh lớn là kênh Thấp và kênh Lam Trà
và một số con suối nhỏ có nước quanh năm. Tuy nhiên do lượng nước mưa
phân bố không đều, vùng đồi thường bị hạn trong các tháng 1, 2, 3 vùng đồng
bằng thường bị úng hạn vào các tháng 9, 10.
20