Nội dung text: Phát triển ngành viễn thông việt nam đến năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----[\-----
TRẦN ĐĂNG KHOA
PHÁT TRIỂN NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Kinh tế, quản lý và KHH KTQD
Mã số : 5.02.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2007
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Tý
TS. Phan Thị Minh Châu
Phản biện 1: GS.TS. Bùi Xuân Phong – Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Bảo Lâm – Trường Đại học Mở bán
công TP.Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Dân – Bộ Thông tin và
Truyền thông
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc …..
giờ …… ngày …… tháng …… năm …….
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia hoặc Thư viện
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
-1-
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát
triển nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh
tế. Các tập đoàn tư bản nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công
nghệ hiện đại và bề dày kinh nghiệm quản lý kinh doanh sẽ là những
đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt với
ngành viễn thông Việt Nam, do vai trò quan trọng của mình, yêu cầu
sớm có một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại
càng cấp bách hơn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển của ngành viễn
thông Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Trong ngành viễn thông Việt
Nam (trên phạm vi cả nước).
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu của luận án nhằm: (1).Phân tích bối cảnh và
thực trạng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Từ đó, rút ra
được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với sự phát
triển của ngành viễn thông Việt Nam; (2).Đề xuất các biện pháp góp
phần phát triển cho ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1. Ý nghĩa khoa học: Đóng góp thêm cơ sở lý luận hoạch định
phát triển ngành viễn thông Việt Nam, từ đó có thể ứng dụng
cho những ngành khác.
2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp góp phần phát
triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-2-
Để đạt được mục đích của đề tài, luận án đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương
pháp phân tích tổng hợp, các phương pháp phân tích ngành, phương
pháp thống kê toán, thống kê lịch sử, so sánh, trắc nghiệm, phương
pháp dự báo theo xu thế.
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA
LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra được một số điểm
mới sau: (1).Giới thiệu và nêu ra vai trò của ngành viễn thông Việt
Nam; (2).Trình bày các trường phái phát triển viễn thông trên thế
giới và phân tích kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước
điển hình gồm Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ đó rút
ra được bài học cho ngành viễn thông Việt Nam; (3).Phân tích đánh
giá được hiện trạng phát triển ngành viễn thông Việt Nam so với các
nước trong khu vực và trên thế giới; (4).Đánh giá môi trường bên
trong và môi trường bên ngoài của ngành viễn thông Việt Nam. Từ
đó, tổng kết được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của
ngành viễn thông Việt Nam; (5).Đề xuất được các nhóm giải pháp
góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam năm 2020.
VII. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có khối lượng 146
trang, 27 bảng, 13 đồ thị và có kết cấu như sau:
- Chương 1: Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam và kinh
nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động và phát triển của ngành
viễn thông Việt Nam thời gian qua.
- Giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam
đến năm 2020.
-3-
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Ngành viễn thông Việt Nam bao gồm: Hoạt động sản xuất
thiết bị viễn thông, hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông (dịch vụ
cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng) và hoạt động cung cấp dịch vụ
internet.
1.1.2. Lịch sử phát triển ngành viễn thông Việt Nam
Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay
có thể được chia làm 04 giai đoạn gồm: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn
kinh doanh độc quyền, giai đoạn mở cửa tạo cạnh tranh và giai đoạn
chuẩn bị hội nhập quốc tế.
1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế - xã hội
của Việt Nam
Ngành viễn thông Việt Nam có 05 vai trò chính gồm: (1).Là
ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; (2).Là ngành có đóng
góp lớn cho sự phát triển kinh tế; (3).Là công cụ hỗ trợ công tác quản
lý đất nước; (4).Góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh quá
trình hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước; (5).Góp phần phát
triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.
1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có hai trường phái chính về phát triển
viễn thông là trường phái Mỹ và trường phái Tây Âu. Trường phái
Mỹ chủ trương phân chia trách nhiệm và quyền lợi cho nhiều nhà
khai thác, tạo cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông cơ bản,
-4-
tách rời cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh viễn thông và cơ quan
quản lý Nhà nước về viễn thông. Trong khi đó, trường phái Tây Âu
chủ trương chỉ tạo cạnh tranh ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia tăng,
vẫn giữ độc quyền ở mạng cố định, chậm hơn trong việc tách biệt rõ
ràng giữa cơ quan quản lý kinh doanh viễn thông và cơ quan hoạch
định chính sách. Mỗi trường phái trên đều có những ưu điểm và
nhược điểm riêng. Trường phái Tây Âu thì thích hợp với những quốc
gia có trình độ viễn thông thấp, cần sự ổn định để tập trung phát triển
mạng lưới. Trong khi đó, trường phái Mỹ thì phù hợp với những
nước đã có mạng lưới viễn thông phát triển, mật độ điện thoại trên
100 dân đạt mức khá trở lên (ít nhất từ 30 máy/100 dân). Đối với các
nước ở khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc,
lựa chọn con đường phát triển viễn thông của họ là vận dụng cả hai
trường phái sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình. Đối với
Việt Nam do đặc thù riêng, chúng ta cũng không thể áp dụng hoàn
toàn một mô hình phát triển nào của nước ngoài. Những dịch vụ cần
phát triển đa dạng để phục vụ nhu cầu người dân như dịch vụ giá trị
gia tăng, dịch vụ internet thì có thể áp dụng theo trường phái Mỹ.
Ngược lại, những dịch vụ cần ổn định để phát triển và đảm bảo nhu
cầu quản lý, an ninh quốc phòng như lĩnh vực di động, cố định và
điện thoại quốc tế thì cần thận trọng hơn và có thể vận dụng một
phần theo trường phái Tây Âu.
1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên
thế giới
Kinh nghiệm phát triển viễn thông của Nhật Bản, Pháp, Hàn
Quốc và Trung Quốc có 04 điểm chính như sau: (1).Sự độc quyền
trong điều kiện mạng lưới viễn thông chưa phát triển; (2).Phương
pháp huy động vốn đầu tư cho viễn thông; (3).Cách đầu tư cho công
-5-
nghệ của các nước có trình độ ban đầu thấp; (4).Quá trình tạo cạnh
tranh trong lĩnh vực viễn thông ở các nước.
1.4. Một số bài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam
được rút ra từ kinh nghiệm của các nước
Với đặc thù của mình, khi hoạch định chính sách phát triển,
ngành viễn thông Việt Nam cần chú ý một số điểm sau: Tiếp tục chủ
trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tăng cường huy động vốn
cho phát triển mạng lưới viễn thông, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh trong khai thác viễn thông và ưu tiên phát triển công nghiệp
sản xuất thiết bị viễn thông.
Tóm tắt chương 1
Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam trải qua
bốn giai đoạn gồm phục vụ, kinh doanh độc quyền, mở cửa tạo cạnh
tranh và chuẩn bị hội nhập quốc tế. Dù ở giai đoạn phát triển nào,
ngành viễn thông Việt Nam cũng luôn có những đóng góp rất quan
trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Kinh
nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới cho thấy,
hầu hết quá trình phát triển viễn thông của các nước trên cũng đều
trải qua các giai đoạn tương tự như viễn thông Việt Nam và được
chia làm hai trường phái chính là trường phái Mỹ và trường phái Tây
Âu. Những kinh nghiệm về quản lý môi trường phát triển ngành,
phương pháp huy động vốn đầu tư cho viễn thông, cách đầu tư vào
khoa học công nghệ và quá trình mở cửa tạo cạnh tranh trong viễn
thông là những bài học tham khảo rất hữu ích cho ngành viễn thông
Việt Nam.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
-6-
2.1. Hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam so với
các nước trong khu vực và trên thế giới
Có một số điểm đáng chú ý sau:
(1).Viễn thông Việt Nam đang ở mức độ trung bình kém so
với các nước ASEAN+3 và thế giới (đứng thứ 10 mật độ 30,2
máy/100 dân – năm 2006);
(2).Tốc độ phát triển thuê bao điện thoại của Việt Nam trong
giai đoạn từ 1995 đến nay luôn ở mức cao, bình quân 36%/năm,
đứng thứ 3 trong nhóm các nước ASEAN+3;
(3).Về số lượng thuê bao điện thoại, Việt Nam có hơn 25
triệu thuê bao vào năm 2006, đứng thứ 29 trên thế giới và có thể
được xếp vào nhóm các nước có mạng lưới viễn thông lớn trên thế
giới (đến tháng 6/2007 Việt Nam đã có hơn 38,3 triệu thuê bao, đạt
mật độ 45,27 máy/100 dân);
(4).Tốc độ tăng trưởng điện thoại cố định của Việt Nam vẫn
tiếp tục tăng rất mạnh – bình quân 27,3%/năm, trong khi ở các nước
khác tốc độ tăng trưởng về chỉ số này đã chựng lại, thậm chí là âm
do sự phát triển của lĩnh vực di động. Điều này chứng tỏ nhu cầu sử
dụng điện thoại và các dịch vụ viễn thông của người dân vẫn còn rất
lớn;
(5).Năng suất lao động trong ngành viễn thông Việt Nam rất
thấp, đứng gần cuối bảng xếp hạng so với các nước trong khu vực
(các chỉ số đánh giá thấp hơn từ 4 – 20 lần so với mức bình quân của
khu vực). Đây là thực trạng đáng báo động và cần phải có sự cải tổ,
đổi mới cơ chế quản lý trong ngành mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao
năng suất lao động.
(6).Các chỉ số ISI, E-Readiness Index, NRI của Việt Nam
vẫn còn ở mức thấp. Tuy nhiên, việc có mặt trong bảng xếp hạng
-7-
cũng đã là một cố gắng vượt bậc của Việt Nam, đánh dấu sự ghi
nhận của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trên bản đồ công nghệ
thông tin và truyền thông thế giới.
2.2. Đánh giá các hoạt động trong ngành viễn thông Việt Nam
2.2.1. Sản xuất kinh doanh
a. Số thuê bao: Năm 2006 so với năm 1995, trong vòng 12 năm
số lượng máy điện thoại của Việt Nam đã tăng lên hơn 34 lần, đạt
xấp xỉ gần 25,5 triệu máy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
1995-2006 đạt hơn 36%/năm [I.41], đưa Việt Nam là một trong
những nước có tốc độ phát triển viễn thông cao hàng đầu thế giới.
b. Doanh thu: Doanh thu viễn thông Việt Nam năm 2006 đạt hơn
42.000 tỷ đồng [I.42]. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995-
2006 đạt 20%/năm, khoảng gần gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng
của GDP cùng thời kỳ. Doanh thu viễn thông Việt Nam đến năm
2006 vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch
vụ điện thoại chiếm tỷ trọng hơn 75%, lĩnh vực sản xuất thiết bị hơn
10% và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng hơn 12% trong tổng doanh
thu của ngành.
2.2.2. Đầu tư
Hầu hết nguồn vốn đầu tư cho viễn thông Việt Nam hiện nay
là từ nguồn vốn Nhà nước. Ngành viễn thông Việt Nam mới tận
dụng được 1/2 tiềm lực vốn đầu tư có thể huy động (vốn Nhà nước –
50%), còn nguồn vốn đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân (35%) và
thành phần kinh tế nước ngoài (15%) thì chưa tận dụng được để đẩy
mạnh tốc độ phát triển của ngành.
2.2.3. Nhân lực
Hiện nay, đội ngũ nhân lực tham gia làm việc trong ngành
viễn thông khoảng trên 50.000 người [I.5], trình độ đang ngày được
-8-
nâng cao. Năm 1998, tỷ lệ đại học là 18%, trung học 14%, công nhân
68% [II.8]; Năm 2000, tỷ lệ trên đại học là 0,6%, đại học 26,35%,
trung học 15,2%, công nhân 50,2%, chưa qua đào tạo 7,65% [I.5].
Riêng đối với các công ty viễn thông mới (Viettel, SPT, EVN
Telecom,…), tỷ lệ đại học là 60% [I.5]. Tuy nhiên, bên cạnh những
tiến bộ, đội ngũ nhân lực viễn thông Việt Nam vẫn còn một số hạn
chế. Trình độ ngoại ngữ của các kỹ sư viễn thông và công nghệ
thông tin còn kém, chỉ khoảng 10-15% các kỹ sư mới ra trường có
trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đạt yêu cầu tuyển dụng của các
doanh nghiệp. Năng suất lao động trong ngành viễn thông của Việt
Nam thuộc vào nhóm thấp nhất khu vực ASEAN. Chỉ số nguồn nhân
lực do công ty Political and Economy Risk Consultancy Ltd xây
dựng trên cơ sở so sánh các chỉ số về chất lượng tổng thể của hệ
thống giáo dục địa phương, mức độ sẵn có của lực lượng lao động
chất lượng cao, mức độ sẵn có của đội ngũ giáo viên chất lượng cao,
mức độ thành thạo tiếng Anh và công nghệ cao. Trong 10 nước được
nghiên cứu (vào năm 2001), Việt Nam được xếp hạng 9.
2.2.4. Mức độ cạnh tranh
Hiện nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có 6 nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông, trong đó có 5 nhà cung cấp đầy đủ các dịch
vụ viễn thông là VNPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, SPT
và 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet. Về thị phần, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiếm khoảng 74%, Tổng
công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chiếm trên 22%, SPT chiếm
khoảng 2%, các doanh nghiệp viễn thông khác chiếm khoảng 2%.
2.2.5. Nghiên cứu phát triển
Hoạt động nghiên cứu phát triển của viễn thông Việt Nam
còn kém, đa số các thiết bị công nghệ cao đều phải nhập khẩu.
-9-
2.2.6. Công nghệ
Viễn thông là một trong rất ít ngành ở Việt Nam có trình độ
công nghệ theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ năm
2004 mạng viễn thông Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang mạng thế
hệ mới NGN (Next Generation Network) và công nghệ IP đã được
áp dụng. Mạng di động hiện đang ở mức độ 2,5G và đang chuyển lên
3G. Mạng WiFi đã được triển khai, mạng WiMAX đang được thử
nghiệm để triển khai thực tế trong thời gian ngắn tới đây. Vấn đề
truy cập từ xa đã được cải tiến rất nhiều, chuyển từ hình thức quay số
(dial-up) qua mạng PSTN sang sử dụng mạng băng rộng xDSL.
Công nghệ truyền dẫn đa số đã chuyển sang sử dụng cáp đồng và cáp
quang.
2.2.7. Ma trận các yếu tố bên trong
Từ các phân tích về hiện trạng phát triển của các yếu tố trong
ngành viễn thông, ta xây dựng được ma trận các yếu tố bên trong của
ngành viễn thông Việt Nam. Tổng số điểm quan trọng của ma trận
các yếu tố bên trong ngành viễn thông là 2,21 (thấp hơn so với mức
trung bình là 2,5) cho thấy hoạt động của các yếu tố nội bộ ngành
viễn thông hiện vẫn chưa tốt, ngành viễn thông cần cố gắng hơn nữa
để phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của mình.
2.2.8. Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của ngành viễn thông
Việt Nam
Điểm mạnh: Việt Nam là một trong những nước có mạng
viễn thông lớn, tốc độ tăng trưởng điện thoại của ngành viễn thông
Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới, tốc độ tăng doanh thu cao, sự
phát triển của viễn thông Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và viễn
thông Việt Nam đã xuất hiện trong những bảng đánh giá hàng năm
của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành viễn thông cao,
- 10 -
ngành viễn thông là một trong số ít ngành ở Việt Nam có trình độ
công nghệ tiếp cận được với các nước phát triển trên thế giới.
Điểm yếu: Mật độ sử dụng điện thoại và Internet ở Việt Nam
còn thấp, chất lượng nhân lực kém, chưa tận dụng hiệu quả nguồn
vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần
kinh tế nước ngoài, cơ cấu doanh thu ngành viễn thông chưa cân đối,
mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao, yếu về nghiên cứu phát
triển, lĩnh vực sản xuất công nghiệp viễn thông còn kém.
2.3. Đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường đối với
ngành viễn thông Việt Nam
2.3.1. Môi trường vĩ mô
Kinh tế: Kể từ năm 1991 đến nay, GDP Việt Nam đã đạt
được mức độ tăng trưởng rất cao. Bình quân tốc độ tăng trưởng giai
đoạn 1991-2005 đạt khoảng 7,6%/năm, năm 2006 đạt 8,17%/năm.
Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người năm 2006 mới đạt 723,5
USD/người, còn thấp xa các nước trên thế giới.
Dân số: Dân số của Việt Nam năm 2006 là 85,34 triệu
người. Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân trên thế giới
với hạng thứ 14 [I.36] và cũng là một trong những nước có mật độ
dân số khá cao (hạng thứ 42 trên thế giới) [I.36].
Địa lý: Việt Nam có diện tích 331.700 Km2 [II.12], trải dài
theo hình chữ S từ bắc vào nam với tổng chiều dài hơn 2.000 Km,
địa hình đồi núi, rừng rậm hiểm trở. Đặc điểm địa hình của Việt Nam
đã gây ra rất nhiều khó khăn trong nỗ lực xây dựng mạng lưới viễn
thông phủ khắp các xã trên toàn quốc.
Cơ chế chính sách: Hệ thống cơ chế chính sách và văn bản
quy phạm pháp luật trong ngành viễn thông thời gian qua đã được
xây dựng, hoàn thiện theo cơ chế đổi mới tổ chức và quản lý, thúc
- 11 -
đẩy cạnh tranh trên toàn bộ các mặt: công nghiệp sản xuất trang thiết
bị, kinh doanh trang thiết bị, xây dựng công trình viễn thông và đặc
biệt là trong việc kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông.
2.3.2. Môi trường vi mô
Khách hàng: Tính đến hết tháng 6 năm 2007, Việt Nam có
38.310.000 thuê bao điện thoại, đạt mật độ 45,27 máy điện thoại/100
dân [I.8].
Đối thủ cạnh tranh: Hầu hết các công ty viễn thông hàng đầu
thế giới đều đã là đối tác cung cấp các thiết bị và công nghệ cho
mạng viễn thông Việt Nam như Alcatel, Ericsson, Siemens,
Motorola,…. Do đó, ngành viễn thông Việt Nam cũng kế thừa được
các thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các đối tác
để phát triển. Tuy nhiên, dưới áp lực mở cửa thị trường viễn thông
sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các đối tác này cũng sẽ trở thành
những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp viễn thông
Việt Nam.
2.3.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài – EFE
Dựa trên việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài (vĩ
mô và vi mô) của ngành viễn thông, chúng ta có thể thiết lập một ma
trận các yếu tố bên ngoài. Tổng số điểm quan trọng của ngành viễn
thông Việt Nam trong ma trận EFE là 2,61 (cao hơn một chút so với
mức trung bình: 2,5). Điều này cho thấy mức độ phản ứng của ngành
viễn thông Việt Nam với các yếu tố môi trường ở mức độ chấp nhận
được. Tuy nhiên, ngành viễn thông Việt Nam cũng cần cải thiện hơn
nữa để có thể nắm bắt tốt các cơ hội, đồng thời giảm các nguy cơ của
môi trường bên ngoài một cách hiệu quả hơn.
2.3.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính
- 12 -
Các công ty viễn thông nước ngoài được chia làm 03 nhóm
để đánh giá: Nhóm thứ nhất gồm các công ty thuộc các nước Châu
Âu, Mỹ và Nhật; Nhóm thứ hai gồm các công ty viễn thông thuộc
các nước công nghiệp mới; Nhóm thứ ba là các công ty viễn thông
Trung Quốc. Số liệu đánh giá từ ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh
tranh cho thấy những công ty đến từ các nước phát triển như Mỹ,
Nhật Bản và các nước Châu Âu là đối thủ đáng quan tâm nhất, xếp
kế tiếp là các công ty thuộc những nước công nghiệp mới, cuối cùng
là các công ty đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các công ty đến
từ 03 nhóm trên đều có những thế mạnh riêng và sẽ là những đối thủ
cạnh tranh rất mạnh so với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
2.3.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với ngành viễn thông Việt Nam
Cơ hội: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao, với số
lượng dân số lớn thứ 14 trên thế giới, tiềm năng quy mô của thị
trường viễn thông Việt Nam rất lớn, chính sách viễn thông của Việt
Nam đang được thực hiện theo hướng mở cửa tạo cạnh tranh bình
đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, số lượng khách hàng tăng nhanh
trong những năm gần đây, cơ cấu tuổi của khách hàng còn trẻ, các
đối tác của viễn thông Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ cao
và kinh nghiệm quản lý tốt, công nghệ viễn thông thế giới đang
chuyển dần theo hướng IP hoá sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam có thể
tự phát triển các phần mềm viễn thông, xu hướng di động hoá trong
viễn thông tạo điều kiện cho Việt Nam phủ sóng ở những vùng địa
hình phức tạp, thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài.
Nguy cơ: quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam còn rất thấp, điều kiện địa hình và khí hậu không thuận lợi,
sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài, mức
doanh thu bình quân trên mỗi khách hàng của viễn thông Việt Nam
- 13 -
còn thấp, vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ gây khó khăn cho người dân trong
việc tiếp cận với công nghệ thông tin, sự trùng lắp trong đầu tư mạng
lưới gây lãng phí giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Tóm tắt chương 2
Trong vòng 12 năm qua, số lượng thuê bao điện thoại của
Việt Nam đã tăng lên hơn 34 lần (38.310 ngàn thuê bao tháng 6/2007
so với 1.164.547 thuê bao năm 1996). Tốc độ tăng trưởng thuê bao
điện thoại bình quân giai đoạn 1995-2006 của Việt Nam đạt
36%/năm, đưa Việt Nam thành một trong những nước có tốc độ tăng
trưởng viễn thông cao hàng đầu thế giới. Doanh thu viễn thông Việt
Nam năm 2006 chiếm tỷ trọng hơn 4,5% GDP với hơn 41.000 tỷ
đồng. Trong giai đoạn 1995-2006, doanh thu viễn thông Việt Nam có
mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng
GDP trong thời kỳ này. Việt Nam cũng là nước có quy mô mạng
viễn thông lớn trên thế giới. Theo xếp hạng của ITU, năm 2006 mạng
viễn thông Việt Nam đứng hạng thứ 29/206 nước được xếp hạng.
Bên cạnh những thành công đạt được, ngành viễn thông Việt Nam
vẫn còn bộc lộ khá nhiều điểm bất cập như năng suất lao động kém,
cơ cấu doanh thu chưa cân đối. Mặt khác, khi hội nhập vào thị trường
quốc tế, ngành viễn thông Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh
tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn viễn thông nước ngoài. Tóm lại, với
thực trạng phát triển viễn thông hiện nay và những yêu cầu thay đổi
cấp bách ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, ngành viễn thông Việt Nam cần phải có định hướng xa hơn,
phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại, đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh
và bền vững trong tương lai.
- 14 -
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến
năm 2020
Theo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tưởng Chính phủ phê
duyệt, định hướng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến
năm 2020 là [I.5]: Ứng dụng rộng rãi viễn thông trong mọi lĩnh vực,
khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành;
Công nghiệp viễn thông có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt
tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD vào năm 2010; Cơ sở hạ tầng
thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao
đổi thông tin của toàn xã hội; Đào tạo về công nghệ thông tin và
truyền thông ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng tiên tiến
trong khu vực ASEAN.
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt
Nam
3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu
Quan điểm phát triển là: Viễn thông là một ngành hạ tầng
thông tin của xã hội; Viễn thông là một ngành kinh tế lớn; Sự phát
triển của ngành viễn thông phải đảm bảo về an ninh trật tự xã hội,
giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia; Viễn thông phải góp phần
nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh thần của người dân thông qua
các dịch vụ cung cấp.
3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm
2020
- 15 -
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, quá trình phát triển
của ngành viễn thông Việt Nam cần đạt được các mục tiêu gồm:
Trình độ và mức độ phát triển theo kịp các nước trong khu vực (đứng
trong nhóm 03 nước đầu khu vực ASEAN), tức là tương đương với
các nước phát triển trên thế giới; Giữ vững vị trí là một trong 03
ngành kinh tế có đóng góp vào GDP nhiều nhất trong cả nước; Thực
hiện phát triển ra thị trường nước ngoài (ít nhất là trong khu vực
ASEAN); Các dịch vụ viễn thông phải đáp ứng được tiêu chí phục
vụ cho hầu hết mọi người dân; Mạng viễn thông phải đảm bảo tính
dự phòng, đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý của Nhà nước và giữ
vững an ninh, quốc phòng.
3.3. Các công cụ xác lập giải pháp
3.3.1. Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT
Đưa các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã phân
tích ở chương 2 để lập nên ma trận SWOT, từ đó tìm ra các giải pháp
phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020.
3.3.2. Lựa chọn các giải pháp qua việc sử dụng ma trận định
lượng QSPM
Với các giải pháp hình thành từ ma trận SWOT, sử dụng ma
trận định lượng QSPM để lựa chọn các nhóm giải pháp.
3.4. Hệ thống giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông
Việt Nam đến năm 2020
3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Thành lập ban soạn thảo luật trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn
thông
- Lập các tổ tư vấn luật, chính sách về viễn thông tại các
tỉnh/thành phố trong cả nước
3.4.2. Nhóm giải pháp về thị trường
- 16 -
- Duy trì vai trò chủ đạo của VNPT trong giai đoạn đầu
- Khuyến khích tư nhân tham gia phát triển dịch vụ tại các địa
phương
- Chú trọng phát triển số lượng thuê bao
- Phát triển hình thức bán lưu lượng để phát triển dịch vụ
- Đẩy mạnh hợp tác cấp chính phủ để đầu tư ra nước ngoài
3.4.3. Nhóm giải pháp về sản phẩm và dịch vụ
- Tạo môi trường để tư nhân và các công ty nước ngoài tham
gia cung cấp dịch vụ
- Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển các sản
phẩm phần mềm viễn thông
- Thực hiện chính sách đa dạng hoá cước dịch vụ viễn thông
giá trị gia tăng
- Hoàn thiện hơn nữa luật giao dịch điện tử và các văn bản
dưới luật
- Kêu gọi nước ngoài liên doanh để sản xuất thiết bị đầu cuối
3.4.4. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư cho viễn thông
- Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu quả kinh doanh của
ngành viễn thông
- Đa dạng hoá thành phần kinh tế tham gia đầu tư
- Nhà nước bảo lãnh cho các công ty viễn thông lớn vay của
nước ngoài
- Thực hiện từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn
thông
- Khuyến khích tăng tỷ lệ tái đầu tư cho viễn thông
3.4.5. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực cho viễn thông
- Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành viễn thông
- 17 -
- Thành lập 02 trường Đại học Bưu chính Viễn thông và Công
nghệ thông tin tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- Tăng cường hợp tác và trao đổi chuyên gia làm việc với các
nước có ngành viễn thông phát triển
3.4.6. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng mạng lưới
- Xây dựng bộ chuẩn quy định về các tuyến truyền dẫn
- Cho phép tư nhân xây dựng mạng hạ tầng ở các địa phương
vùng xa
- Phóng vệ tinh viễn thông riêng
- Tận dụng các mạng thông tin liên lạc của quân đội và công
an
3.4.7. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
- Lập một nhóm nghiên cứu trực thuộc sự quản lý của Chính
phủ
- Ban hành quy định hỗ trợ ngành công nghệ viễn thông trong
nước
- Khuyến khích các công ty sử dụng giải pháp công nghệ của
Việt Nam
- Thành lập các hiệp hội bao gồm các nhà nghiên cứu và kinh
doanh viễn thông
- Chú trọng phát triển phần mềm viễn thông
3.5. Một số kiến nghị
3.5.1. Với Bộ Thông tin và Truyền thông
Đề ra các chương trình mục tiêu để tập trung nguồn lực thực
hiện trong từng giai đoạn. Phổ biến nội dung định hướng chiến lược
phát triển của ngành cho các doanh nghiệp. Cập nhật các thông tin
thống kê, hoạt động về bưu chính viễn thông và công bố rộng rãi cho
các doanh nghiệp.
- 18 -
3.5.2. Với các cơ quan Bộ khác
Kiến nghị các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương
binh Xã hội, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Nội vụ, Công An cùng
phối hợp để ban hành các chính sách liên quan như tiền lương, tổ
chức, an ninh thông tin, nghiên cứu phát triển, đào tạo đội ngũ.
Tóm tắt chương 3
Xu hướng phát triển mạng viễn thông trong tương lai sẽ là IP
hoá mạng lưới truyền dẫn và các hệ thống cung cấp dịch vụ với sự
hội tụ mạnh mẽ giữa viễn thông và công nghệ thông tin, đây sẽ là cơ
hội để ngành viễn thông Việt Nam đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát
triển, đồng thời tạo ra sự phát triển bền vững thông qua việc chú
trọng làm chủ các công nghệ phần mềm viễn thông. Nếu tổ chức
thực hiện tốt được các giải pháp nêu trên, khả năng mạng viễn thông
Việt Nam là một trong 20 mạng viễn thông lớn và hiện đại nhất trên
thế giới vào năm 2020 hoàn toàn trong tầm tay của Việt Nam, một
đất nước có quy mô dân số lớn thứ 14 trên thế giới.
KẾT LUẬN
Mặc dù đã có những bước chuẩn bị khá kỹ cho quá trình hội
nhập, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
vẫn là một sự kiện gây tác động mạnh đến toàn bộ các thành phần
trong nền kinh tế. Trong bối cảnh mới của sự hội nhập, các ngành
kinh tế - trong đó có ngành viễn thông, sẽ phải xem xét lại thật kỹ
các cam kết liên quan đến WTO và đối chiếu với các chính sách
quản lý hiện tại. Từ đó, thực hiện các điều chỉnh cần thiết, đưa ra các
giải pháp phát triển phù hợp.
Với vai trò vừa là một ngành hạ tầng thông tin vừa là một
ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời phải phục vụ cho yêu cầu quản lý
của Nhà nước và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, sự phát