Nội dung text: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất của cây thảo quả (amomum aromaticum roxb) tại xã mường khương, huyện mường khương, tỉnh lào cai
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học cùng bộ môn
Lâm sinh, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Đỗ Anh Tuân với đề tài:
“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất
của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) tại xã Mường Khương,
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”.
Đến nay, khóa luận của tôi đã hoàn thành. Để có được kết quả này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của Tiến
sĩ Đỗ Anh Tuân, cùng các thầy cô trong bộ môn Lâm sinh.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ
Đỗ Anh Tuân, đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban,
khoa Lâm học và các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản khóa luận
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường
Khương, UBND xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số
liệu tại địa phương.
Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản
thân còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, toàn thể bạn bè để bản luận
văn này hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 19 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Ninh Thị Kim Thảo
1
MỤC LỤC
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................1
Chương II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................3
2.1. Trên thế giới...............................................................................................3
2.2. Ở Việt Nam................................................................................................4
Chương III: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................8
3.1. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................8
3.1.1. Mục tiêu chung........................................................................................8
3.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................8
3.2. Giới hạn của đề tài......................................................................................8
3.3. Nội dung.....................................................................................................9
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................9
3.4.1. Phương pháp luận....................................................................................9
3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu...................................................10
Chương IV: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU....................................18
4.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................18
4.1.1. Vị trí địa lý:...........................................................................................18
4.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng..............................................................18
4.1.3. Địa hình, địa thế:...................................................................................19
4.1.4. Khí hậu:.................................................................................................19
4.1.5. Sông suối, thuỷ văn:..............................................................................20
4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội.............................................................20
4.2.1. Dân số, dân tộc và lao động:.................................................................20
4.2.2. Lao động việc làm:................................................................................21
4.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế:...............................................................21
4.2.4. Thực trạng đời sống nhân dân:..............................................................22
4.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng:......................................................................22
2
4.2.6. Đánh giá chung về phát triển kinh tế - xã hội:......................................22
4.3. Lịch sử rừng trồng....................................................................................23
Chương V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................26
5.1. Phân cấp độ tàn che (ĐTC)......................................................................26
5.1.1. Phân cấp độ tàn che của rừng và đặc điểm của tầng cây cao khu vực
trồng Thảo quả.................................................................................................26
5.1.2. Độ tàn che xác định tại các điểm có trồng Thảo quả............................27
5.2. Đặc điểm một số nhân tố sinh thái và quan hệ giữa các nhân tố sinh thái
với độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả....................................28
5.2.1. Đặc điểm một số nhân tố sinh thái........................................................29
5.2.2. Quan hệ giữa các nhân tố sinh thái và độ tàn che cụ thể xác định tại
từng cụm Thảo quả..........................................................................................31
5.3. Đặc điểm sinh trưởng, chất lượng của Thảo quả và ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, chất lượng của Thảo quả...........................41
5.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, chất lượng của Thảo quả...................................41
5.3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Thảo
quả…………………………………………………………………………...44
5.4. Năng suất của Thảo quả ở khu vực nghiên cứu.......................................47
5.5. Một số giải pháp thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao năng suất Thảo quả ở
khu vực ngiên cứu...........................................................................................48
Chương IV: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................50
6.1. Kết luận....................................................................................................50
6.3. Khuyến nghị.............................................................................................53
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 5.1: Phân cấp ĐTC của rừng và đặc điểm tầng cây cao ở khu vực nghiên
cứu...................................................................................................................26
Bảng 5.2: Độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm Thảo quả.........................28
Bảng 5.3: Đặc điểm một số nhân tố sinh thái ở các cấp tàn che rừng khác
nhau.................................................................................................................29
Bảng 5.4: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác định
tại từng cụm Thảo quả (TC), ở các cấp tàn che rừng khác nhau.....................32
Bảng 5.5: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng
cụm Thảo quả (TC), ở các cấp tàn che rừng khác nhau..................................35
Bảng 5.6: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng cụm
Thảo quả (TC), ở các cấp tàn che rừng khác nhau..........................................38
Bảng 5.7: Sinh trưởng Thảo quả theo độ tàn che cụ thể của tầng cây cao xác
định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng khác nhau.....................41
Bảng 5.8: Chất lượng Thảo quả theo độ tàn che cụ thể của tầng cây cao xác
định tại từng cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng khác nhau.....................43
Bảng 5.9: Tương quan giữa sinh trưởng Thảo quả và một số nhân tố sinh thái
ở các cấp tàn che rừng khác nhau....................................................................45
Bảng 5.10: Kết quả phỏng vấn năng suất Thảo quả........................................47
4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác
định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở cấp tàn che rừng 0,3 – 0,4.....................33
Biểu đồ 5.2: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác
định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở cấp tàn che rừng 0,4 – 0,5.....................33
Biểu đồ 5.3: Quan hệ giữa cường độ ánh sáng (Ias) và độ tàn che cụ thể xác
định tại từng cụm Thảo quả (TC), ở cấp tàn che rừng 0,5 – 0,6.....................33
Biểu đồ 5.4: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng
cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,3 – 0,4.............................................35
Biểu đồ 5.5: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng
cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,4 – 0,5.............................................36
Biểu đồ 5.6: Quan hệ giữa nhiệt độ (T) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng
cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,5 – 0,6.............................................36
Biểu đồ 5.7: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng
cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,3 – 0,4.............................................38
Biểu đồ 5.8: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng
cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,4 –0,5..............................................39
Biểu đồ 5.9: Quan hệ giữa độ ẩm (W) và độ tàn che cụ thể xác định tại từng
cụm Thảo quả, ở các cấp tàn che rừng 0,5 – 0,6.............................................39
Biểu đồ 5.10: Năng suất Thảo quả theo cấp tàn che rừng khác nhau.............48
5
Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu, là bộ phận không thể thiếu của
môi trường sống. Rừng không chỉ cung cấp gỗ mà còn cung cấp những lâm
đặc sản quý giá cần thiết phục vụ cho nhu cầu kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội của con người, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, rừng có giá trị văn hóa, xã hội, môi trường sinh
thái to lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân
số, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên
nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Do
điều kiện sống nghèo đói con người đã khai thác rừng quá khả năng phục hồi
của nó. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới sự không hợp lý
của các biện pháp kĩ thuật lâm sinh đã làm gia tăng những tác động tiêu cực
đến rừng.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp
tốt cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép
tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi
vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận
được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi.
Cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) là loài cây cho lâm sản
ngoài gỗ thân thảo thuộc họ gừng (Zingiberaceae), sống lâu năm dưới tán
rừng,chiều cao trung bình có thể đạt 2 – 3m. Hạt Thảo quả được dùng làm
dược liệu và thực phẩm có giá trị. Vì vậy, Thảo quả đã được đánh giá như
một cây trồng quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao vừa
góp phần tích cực vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thảo quả là loài cây
chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống dưới tán rừng.
Hiện nay, Thảo quả được gây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta và bước đầu mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình vùng
6
cao. Ở nhiều địa phương Thảo quả được coi là cây xóa đói giảm nghèo, trong
đó có xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, một trong
những địa phương nằm trong vùng quy hoạch phát triển Thảo quả hiện nay.
Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Thảo
quả, gây trồng loài cây này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân nên
năng suất đạt được không cao và chưa phát huy hết tiềm năng của loài cây
này. Trong một số trường hợp, nhiều hộ gia đình đã tự động mở tán rừng quá
mức dẫn đến suy giảm vốn rừng, giảm chức năng phòng hộ và giảm năng suất
của Thảo quả. Vì vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến
sinh trưởng Thảo quả, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp
cho năng suất cao là rất cần thiết. Với đề tài “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của
tầng cây cao đến sinh trưởng và năng suất của cây Thảo quả (Amomum
aromaticum Roxb) tại xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh
Lào Cai” nhằm góp phần giải quyết phần nào những yêu cầu trên.
7
Chương II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) là loài cây lâm sản ngoài gỗ
có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao được con người biết đến từ lâu. Ở
Trung Quốc, Thảo quả đã được gây trồng và sử dụng cách đây hàng trăm
năm. Nghiên cứu đầu tiên về Thảo quả được trình bày trong cuốn sách về
công dụng và giá trị của một số loài cây dược liệu do các nhà y học của Trung
Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 (Thân Văn Cảnh).
Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung
Quốc đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”.
Cuốn sách đã đề cập đến cây Thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau: Tên
khoa học (Amomum tsao - ko Crevost et Lemaire), thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae), hình thái, vùng phân bố, đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây
trồng và thu hoạch chế biến. Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới
thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản… Tuy nhiên, đây là
cuốn sách viết cho nhiều loài cây dược liệu nên cây Thảo quả chỉ được giới
thiệu ngắn gọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật cho một số
vùng ở Trung Quốc. Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng
như biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta.
Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan
trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và của Thảo quả nói riêng, một số nhà
khoa học tiếp tục có những công trình nghiên cứu về Thảo quả. Năm 1992,
J.H. de Beer- một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế
giới, khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đã nhận
thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống
trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Thảo quả nhằm xóa đói giảm nghèo,
8
đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn
phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu của thị trường của Thảo quả là rất lớn,
chỉ tính riêng của Lào hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc
và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò của Thảo quả
đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị
trường, tiềm năng phát triển của Thảo quả.
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc
tại viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo
bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc
ở Trung Quốc, một trong số đó là Thảo quả. Nội dung được đề cập gồm: Tên
khoa học, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, công dụng và
thành phần hóa học của Thảo quả. Nhìn chung, nội dung có liên quan đến
Thảo quả trong cuốn sách đề cập tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc
điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa trong Thảo quả nhưng đề cập
rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như các biện pháp kỹ thuật gây trồng và
phát triển Thảo quả.
Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S.de
Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J Lemmens đã tổng kết các nghiên
cứu về các cây thuộc chi Amomum, trong đó có Thảo quả. Ở đây tác giả đã
đề cập đến đặc điểm phân loại của Thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc
điểm sinh vật học và sinh thái học của Thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ
thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản
xuất và buôn bán Thảo quả trên thế giới.
2.2. Ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển khoa học chung, đặc biệt là các môn khoa học
gắn với ngành Lâm nghiệp như các môn khoa học sinh thái rừng, sinh lý thực
vật, kỹ thuật lâm sinh, điều tra rừng,…, các công trình nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố hoàn cảnh tới sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngày
9
càng được nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng các công trình nghiên cứu về cây
Thảo quả ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm và là một trong
những nơi phân bố tự nhiên của Thảo quả. Từ lâu đời, nhân dân ta đã biết tìm
kiếm và khai thác Thảo quả để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi Thảo quả
là cây “truyền thống”. Theo tài liệu của Pháp, công trình nghiên cứu đầu tiên
đề cập đến Thảo quả là công trình nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dương của
Lecomte et al gồm 7 tập với tên cuốn sách “Thực vật chí đại cương Đông
Dương”. Tác giả đã thống kê được toàn Đông Dương có hơn 7000 loài thực
vật, trong đó có 1350 loài cây thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà Thảo quả
là một trong những loài cây có giá trị cao.
Năm 1957, khi nghiên cứu về các vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất
Lợi đã xuất bản cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trong đó
khẳng định rằng: Thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng
năm 1890. Trong hạt Thảo quả có 1- 1.5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm,
ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dung chữa các bệnh về đường ruột. Đây là
công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của Thảo quả đầu tiên ở nước ta.
Tuy nội dung nghiên cứu về Thảo quả còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra
một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng Thảo quả trong y học nước ta.
Năm 1982, khi nghiên cứu về cây Thảo quả, Đoàn Thị Nhu khẳng
định cây Thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán
rừng. Tuy nhiên đây là loài cây chưa được nghiên cứu sinh thái xem có thể
đưa vào trồng dưới tán rừng như thế nào cho phù hợp và cho năng suất cao.
Nghiên cứu của Nguyễn Tập (1990) khi xác định loài và tên cây Thảo
quả trồng ở nước ta, tác giả cho rằng ở Việt Nam có 2 loại cây Thảo quả là
cây Thảo quả to và cây Thảo quả nhỏ có tên khoa học là Amomum tsao
Kocrevostet Lem.
Theo ông cây Thảo quả là loài cây thuốc quý có giá trị cao được sử
dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, cây Thảo quả ngày càng
10
giảm sút nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là khai thác quá nhiều
không chú ý đến tái sinh, nạn phá rừng, đốt nương, làm rẫy, đã làm cho vùng
trồng cây Thảo quả ngày càng thu hẹp lại.
Trong công trình “Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và
sinh thái núi cao Sa Pa”, (1995) các tác giả Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy
và Phạm Văn Tính đã phân loại lâm sản ngoài gỗ theo hệ thống sinh thái và
thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm thuốc ở địa phương,
trong đó đặc biệt chú trọng tới cây Thảo quả.
Theo báo cáo chuyên đề “Đặc sản rừng”, năm 2000 của tác giả
Nguyễn Quốc Dựng đã đưa ra một cách khái quát về vai trò của Thảo quả đối
với người dân, tình hình gây trồng, sản xuất, hiệu quả và tiềm năng thị trường
của Thảo quả ở một số tỉnh ở nước ta.
Năm 2000, để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật gây trồng cây đặc sản dưới
tán rừng của người dân, Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm đã biên soạn tài
liệu “Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng”, trong đó có
đề cập đến đặc điểm hình thái, sinh thái, giá trị kinh tế và kỹ thuật gây trồng,
chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản Thảo quả dưới tán rừng.
Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên, Trinh Vỹ (2001) khi điều tra đánh
giá vai trò của cây Thảo quả đã chỉ ra: Cây Thảo quả là loài cây đặc hữu phân
bố hẹp của nước ta, mọc dưới tán rừng, ở khe, ven suối, có độ tàn che từ 0.4-
0.7. Đất rừng có nhiều mùn, ẩm và độ cao từ 1000 - 2000m. Cây Thảo quả là
cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, phù hợp với kinh tế vùng cao, sớm
thu hoạch, dễ nhân giống.
Năm 2002, Cục Phát Triển Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNN đã biên soạn
cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng một số loài cây đặc sản rừng” trong đó cũng đề
cập đến kỹ thuật trồng Thảo quả dưới tán rừng.
Năm 2004, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với
chương trình Quản lý tài nguyên - bảo vệ môi trường và phòng chống thiên
tai. Bộ NN&PTNN tổ chức hội thảo với nội dung: “Tình hình sản xuất, chế
11
biến và thị trường lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam” trong đó có một số bài tham
luận đề cập đến cây Thảo quả nhưng số liệu thống kê của các tác giả chưa cập
nhật đầy đủ và không đề cập đến kỹ thuật gây trồng và phát triển loài cây này.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về cây Thảo quả chủ yếu tập
trung nghiên cứu về vai trò, giá trị, thành phần hóa học và mô tả hình thái của
cây Thảo quả. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái còn ít và tản
mạn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay về phát triển nguồn cây lâm sản ngoài gỗ
quý này.
12
Chương III
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu của đề tài
3.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của tầng cây cao đến
sinh trưởng của cây Thảo quả, từ đó đề xuất một số giải pháp kĩ thuật nhằm
thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao năng suất và tính ổn định của mô hình trồng
Thảo quả ở xã Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm của một số nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm) dưới tán rừng trồng Thảo quả.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Thảo quả.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao (thông qua một số
nhân tố sinh thái là ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) tới sinh trưởng và năng suất
của Thảo quả.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật góp phần thúc đẩy sinh trưởng và
nâng cao năng suất của Thảo quả ở khu vực nghiên cứu.
3.2. Giới hạn của đề tài
- Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây Thảo quả
10 tuổi được trồng phổ biến dưới tán rừng tự nhiên tại xã Mường Khương –
huyện Mường Khương – tỉnh Lào Cai.
- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
nhân tố tầng cây cao (độ tàn che) và một số nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm) đến sinh trưởng của cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb).
13
3.3. Nội dung
Để thực hiện mục được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong phạm vi
giới hạn của đề tài, tôi tiến hành một số nội dung nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm của tầng cây cao (độ tàn che và một số
chỉ tiêu sinh trưởng).
2. Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng trồng cây Thảo
quả và xác định quan hệ giữa các nhân tố sinh thái và độ tàn che.
3. Nghiên cứu sinh trưởng Thảo quả và phân tích ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái đến sinh trưởng Thảo quả.
4. Nghiên cứu năng suất Thảo quả.
5. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao
năng suất Thảo quả tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Trong sinh thái rừng và sinh thái học nói chung người ta coi sinh vật là
sản phẩm của hoàn cảnh. Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật phụ
thuộc vào đặc điểm của hoàn cảnh. Vì vậy, tác động làm thay đổi điều kiện
hoàn cảnh là một trong những con đường để nâng cao sinh trưởng của cây
rừng. Tuy nhiên, những biến đổi của hoàn cảnh có thể ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực đến sinh trưởng của thực vật. Vì vậy, để đề xuất được các giải
pháp có những tác động hiệu quả thì cần nghiên cứu quan hệ ảnh hưởng của
các yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng và năng suất của thực vật. Trong hệ sinh
thái rừng, tầng cây cao được coi là nhân tố chủ đạo chi phối tới điều kiện
hoàn cảnh ở dưới tán rừng.
Với Thảo quả - một loài thực vật sống dưới tán rừng thì hoàn cảnh bao
gồm tập hợp nhiều yếu tố: khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, sinh vật
rừng. Đây là những yếu tố sinh thái có ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng
và phát triển của Thảo quả.
14
Khung phân tích lý thuyết biểu hiện mối quan hệ giữa tầng cây cao
với sinh trưởng và năng suất của cây Thảo quả trong đề tài này được thể hiện
ở sơ đồ sau:
Sinh
Tầng cây cao Độ tàn che cụ Nhân tố sinh thái
trưởng và
- Tổ thành loài thể của tầng - Ánh sáng ( Ias)
năng suất
- Chiều cao () cây cao xác - Nhiệt độ ( T )
Thảo quả
- Độ tàn che định tại từng - Độ ẩm ( W0)
chung cụm Thảo quả
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa tầng cây cao với sinh trưởng và năng suất cây
Thảo quả
3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Để thu thập số liệu thứ cấp, sử dụng phương pháp kế thừa số liệu điều
kiện khí hậu, đặc điểm đát đai, lịch sử trồng cây Thảo quả từ các tài liệu có
sẵn.
b. Thu thập số liệu ngoài thực địa
Trên cơ sở khảo sát sơ bộ để thu thập các thông tin có sẵn về khu vực
trồng Thảo quả để xác định khu vực điều tra.
Trên khu vực điều tra, tiến hành sơ thám để phân cấp độ tàn che của
tầng cây cao với biến động 0,1 cho mỗi cấp tàn che rừng.
* Điều tra tầng cây cao
Tương ứng với mỗi cấp tàn che rừng khác nhau tiến hành lập 1 OTC
điển hình tạm thời, diện tích 500m2 (20m x 25m) để điều tra tầng cây cao.
Bao gồm:
+ Xác định độ tàn che: Độ tàn che của ô tiêu chuẩn được xác định
theo phương pháp điểm tại 100 điểm được bố trí đều trên OTC. Tại mỗi điểm
điều tra, dùng ống ngắm lên theo phương thẳng đứng, nếu gặp toàn bộ tán cây
thì giá trị tàn che được ghi là 1, nếu gặp mép tán cây thì giá trị tàn che được
15
ghi là 0,5, nếu không gặp tán cây giá trị tàn che được ghi là 0. Khi đó độ tàn
che của OTC được tính bằng tổng giá trị tàn che đo được chia cho tổng số
điểm được đo. Kết quả được ghi vào mẫu biểu 3.1
Mẫu biểu 3.1: Biểu xác định độ tàn che tầng cây cao
OTC:……………… Vị trí:……………………
Người đo:………… Hướng phơi:……………
Ngày đo:………….. Ngày đo:………………..
STT điểm ĐTC STT điểm ĐTC STT điểm ĐTC
+ Xác định tên loài cây: tên cây được xác định theo tên địa phương
+ Đo đường kính ngang ngực (D1.3): Sử dụng thước kẹp kính đo theo 2
chiều Đông Tây (Đ- T) và Nam Bắc (N- B), khi đó D 1.3 được tính bằng trung
bình của 2 chiều với độ chính xác đến mm
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): Sử dụng thước đo Blummeis có độ
chính xác đến cm
+ Đo đường kính tán (Dt): Sử dụng thước đo dây theo 2 chiều Đ- T,
N- B và lấy giá trị trung bình theo hai chiều.
Kết quả điều tra tầng cây cao được ghi vào mẫu biểu 3.2
16
Mẫu biểu 3.2: Biểu điều tra tầng cây cao
OTC:………….. Cấp TC:…………….
Vị trí:………….. Hướng phơi: …………..
Người đo: ……… Ngày đo: ………………
STT Tên loài cây Hvn (m) D1.3 (cm) Dt (m)
* Điều tra một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng trồng Thảo quả
- Để điều tra các nhân tố sinh thái (Ias, T, W 0), tiến hành lập các ô
dạng bản (ODB) diện tích 200m2 (10m x 20m), tương ứng mỗi cấp tàn che lập
2 ODB
- Trên mỗi ODB tiến hành đánh số thứ tự từng cụm thảo quả, tại mỗi
cụm thảo quả xác định đồng thời 3 nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm như sau:
+ Xác định cường độ ánh sáng (Ias): Sử dụng máy đo ánh sáng Light
metter, đo ở vị trí trung tâm của cụm Thảo quả, tại 3 điểm là ở mặt đất; cách
mặt đất 1m và trên bề mặt của cụm Thảo quả. Tiến hành đo vào 3 thời điểm
trong ngày là 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều, đo trong 3 ngày.
+ Xác định nhiệt độ (T) và độ ẩm (W 0): Sử dụng máy đo nhiệt độ và
độ ẩm, vị trí đo, số lần và số ngày đo giống như đo cường độ ánh sáng.
Kết quả đo các nhân tố sinh thái ghi vào biểu 3.3
17
Mẫu biểu 3.3: Mẫu biểu đo các nhân tố sinh thái
OTC:………….. Cấp TC:…………….
Vị trí:………….. Hướng phơi: …………..
Người đo: …………… Ngày đo: ………………
Nhân Ngày đo, lần đo
STT tố Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Vị trí đo
cụm sinh Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần
thái 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Ias
Bề mặt
To
đất (1)
WO
Cách Ias
mặt đất
To
1m
(2) WO
Bề mặt Ias
cụm (3) To
WO
* Điều tra sinh trưởng của Thảo quả
Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng cho từng cây trong từng
cụm Thảo quả đã được đánh số thứ tự như ở phần b trên từng OTC. Các chỉ
tiêu sinh trưởng đo đếm như sau:
- Số cây trong cụm (N): Đếm tất cả số cây trong cụm.
- Đường kính tán của cụm (Dt): Dùng thước dây để đo theo hai chiều
Đông Tây - Nam Bắc khi đó Dt của cụm bằng giá trị trung bình theo hai chiều
đo.
- Chiều cao cây (H): Dùng sào đo cao để đo chiều cao của từng cây.
18
- Đường kính gốc cây (Dg): Dùng thước kẹp kính panme với độ chính
xác đến mm để đo Dg của từng cây trong cụm Thảo quả.
- Phân cấp cây: Quan sát để phân cấp các cây trong cụm Thảo quả
thành ba cấp như sau:
+ Cấp A: là những cây có chiều cao lớn hơn hoặc bằng chiều cao trung
bình của cụm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.
+ Cấp B: là những cây có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao trung
bình của cụm, sinh trưởng trung bình.
+ Cấp C: là những cây có chiều cao nhỏ hơn rất nhiều so với chiều cao
trung bình của cụm, sinh trưởng kém, sâu bệnh.
- Quan sát vật hậu: Hoa, quả...
Kết quả điều tra sinh trưởng được ghi vào mẫu biểu 3.4
Mẫu biểu 3.4: Biểu điều tra sinh trưởng Thảo quả
OTC:………….. Cấp TC:…………….
Vị trí:………….. Hướng phơi: …………..
Người đo: …………… Ngày đo: ………………
STT
Phân
Dt (m) cây Dg (cm)
STT N H cấp
trong
cụm (cây/cụm) Đ-T N-B TB (m) Đ-T N-B TB cây
cụm
19
* Điều tra độ tàn che trực tiếp của tầng cây cao tại từng cụm Thảo
quả:
Để xác định được độ tàn che trực tiếp của tầng cây cao tại từng cụm
Thảo quả đã được đánh số thứ tự trên từng OTC tôi sử dụng phương pháp
hình chiếu đứng: Tại vị trí tâm của cụm Thảo quả ngắm thẳng đứng lên xem
tán của tầng cây cao che bao nhiêu phần trăm cụm Thảo quả. Nếu cụm Thảo
quả nằm hoàn toàn trong tán của tầng cây cao thì độ tàn che là 1, nếu cụm
Thảo quả có 70% nằm trong tán của tầng cây cao thì độ tàn che là 0.7, nếu
cụm Thảo quả có 50% nằm trong tán của tầng cây cao thì độ tàn che là 0.5…
Kết quả xác định độ tàn che của tầng cây cao đối với cụm Thảo quả
được ghi vào biểu 3.5
Mẫu biểu 3.5: Biểu xác định độ tàn che của tầng cây cao đối với cụm
Thảo quả
OTC:………….. Cấp TC:…………….
Vị trí:………….. Hướng phơi: …………..
Người đo: …………… Ngày đo: ………………
Stt cụm ĐTC Stt cụm ĐTC Stt cụm ĐTC
* Điều tra sản lượng Thảo quả
Do thời gian điều tra vào tháng 3 không trùng vào mùa thu hoạch
Thảo quả nên không thể điều tra trực tiếp sản lượng Thảo quả, do vậy phải
điều tra sản lượng Thảo quả bằng phương pháp phỏng vấn, trong đó sử dụng
phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) để thu thập số liệu về sản
lượng Thảo quả. Đề tài sử dụng một số công cụ như sau:
20