Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với các dn xdcb trên địa bàn tỉnh thanh hoá

  • 25 trang
  • file: .doc

đang tải dữ liệu....

Tài liệu bị giới hạn, để xem hết nội dung vui lòng tải về máy tính.

Tải xuống - 25 trang

Nội dung text: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với các dn xdcb trên địa bàn tỉnh thanh hoá

Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
MỞ ĐẦU
“ Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm
tra xem xét, đánh giá, xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện
chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi
một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật qui định nhằm
phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ
hở trong cơ cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc
phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt
động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức và cá nhân.”
Theo báo cáo của Quốc hội thì số thu ngân sách Nhà nước do ngành thuế đảm
nhiệm (thu nội địa) năm 2007 đạt 233.300 tỷ đồng vượt 4,4 % so với dự toán, tăng
13,6 % so với cùng kỳ năm 2006.
Với những nỗ lực và tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực thu, kết quả thu ngân sách
Nhà nước đạt được trong những năm qua đã góp phần đặc biệt quan trọng vào việc
tăng nguồn dự trữ tài chính, đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, trước tình hình lạm phát hiện nay trong khi dự trữ tài chính còn ch«ng chªnh,
chưa đảm bảo tốt an ninh tài chính thì vai trò và nhiệm vụ to lớn đã đặt ra cho
ngành thuế nói chung, cơ quan thuế các cấp và cán bộ thuế nói riêng phải tiếp tục
tìm giải pháp phấn đấu cao hơn, tốt hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị
mà Đảng, Nhà nước giao.
Để tăng nguồn thu thuế có hàng loạt các giải pháp như xây dựng thể chế, cải
cách hành chính trong công tác hành thu…. Tuy nhiên để đảm bảo tăng thu không
thể không coi trọng thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.
Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí minh đều cho rằng, kiểm tra, thanh tra là một nhiệm
vụ không thể thiếu của cơ quan lãnh đạo và chỉ đạo; Hồ Chủ Tịch nói: “làm mà
không kiểm tra thì không biết kết quả công viểc ra sao, không hiểu sai lệch thế nào
để kịp thời sửa chữa”.
Đúng thế, đối với ngành thuế công tác thanh tra, kiểm tra về thuế không những
là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là một đòi hỏi
khách quan trong quá trình quản lý thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời cho ngân sách nhà nước bảo đảm sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cao nhất cña c¸c doanh nghiệp là lợi
nhuận, chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc tối đa hoá lợi nhuận
của mình, Ýt quan tâm đến quyền lợi chung của cộng đồng, thiếu tr¸ch nhiÖm trong
việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Từ thực tế công tác thanh tra, kiểm
tra các đối tượng nộp thuế cho thấy, ý thøc về nghĩa vụ thuế còn thấp, những thủ
đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi; chính vì vậy việc tổ chức thanh tra, kiểm tra về
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 1
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
thuế khụng chỉ là phát hiện, xử lý các sai phạm mà qua đó đề xuất các giải pháp
phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ đầu đối với các vi phạm pháp Luật thuế có thể xảy
ra.
Là cán bộ Cục thuế, hàng năm tôi đã tham gia công tác thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây
cơ bản, qua tìm hiểu nghiên cứu bản thân tôi thấy rằng hiện tượng trốn lậu thuế
trong lĩnh vực này xảy ra rất phổ biến xong cũng được hợp lý hoá rất tinh vi, gây
khó khăn cho việc kiểm tra chống thất thu thuế. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nâng cao
hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh Thanh Hoá”.
Nội dung của tiểu luận gồm ba phần sau đây:
I . Những vấn đề cơ bản về phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra
II. Thực tế việc tiến hành thanh tra một doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá
III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế các doanh nghiệp
xây dựng cơ bản trên ®ịa bàn tỉnh Thanh Hoá
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 2
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
PHẦN I
NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA
1. Một số vấn đề chung về cuộc thanh tra
Tiến hành cuộc thanh tra là một phương thức hoạt động cơ bản của công tác
thanh tra nhằm xem xét đánh giá, kết luận việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ; thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng ngừa chống tham nhũng và
thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tiến hành cuộc thanh tra là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp
vụ thanh tra để thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ để có nhận xét, đánh giá, kết luận
việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và các quy định của nhà nước đối
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra theo một trình tự thủ tục do
pháp luật quy định, nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.
Kết thúc cuộc thanh tra phải đưa ra kết luận, kiến nghị hoặc quyết định biện
pháp chấn chỉnh, phòng ngừa, xử lý sai phạm. Kết luận thanh tra phải làm rõ tính
chất, mức độ, tác hại của hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm từng bộ
phận và cá nhân đối với những sai phạm.
Kiến nghị qua thanh tra là để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, xử lý nghiêm
minh đối với người có hành vi vi phạm góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật;
Chính vì vậy trong phần kiến nghị phải bao gồm những nội dung, biện pháp chấn
chỉnh quản lý, bổ xung, sữa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật, các chính
sách, cơ chế quản lý cho phù hợp.
Mỗi cuộc thanh tra đều có mục đích, yêu cầu, nội dung riêng nhưng đều
hướng tới mục đích chung của hoạt động thanh tra đó là phòng ngừa, phát hiện và
xử lý các hành vi vi phạm Pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý
chính sách, pháp luật để khắc phục, ph¸t huy nh©n tè tÝch cùc góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả cña ho¹t ®éng quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để tiến hành cuộc thanh tra, điều kiện bắt buộc là phải có quyết định thanh
tra cña cÊp cã thÈm quyÒn. Đoàn thanh tra được người ra Quyết định là Thủ trởng
cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thường
xuyên chỉ đạo về tư tưởng, tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ và nội dung thông qua
kế hoạch, qua trưởng đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra theo nội dung, đối tượng,
thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Cuộc thanh tra phải được tổ chức lực
lượng thanh tra theo đoàn hoặc thanh tra viên độc lập; Đoàn thanh tra bao gồm trư-
ởng đoàn và các thành viên, có thể có phó trưởng đoàn. Đoàn thanh tra chỉ tồn tại
khi quyết định thanh tra có hiệu lực, cho đến khi ra kết luận thanh tra. Đoàn thanh
tra có đảm bảo về kinh phí, phương tiện đi lại, làm việc và điều kiện sinh hoạt thì
mới thực hiện tốt cuộc thanh tra.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 3
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Việc ra quyết định thanh tra phải có các căn cứ sau đây:
- Chương trình kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
- Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước.
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thanh tra nhằm mục đích chính ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các vi phạm
pháp luật. Qua đó nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, làm trong sạch bộ máy Nhà
nước. Để nhằm bảo đảm cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, nội dung, yêu cầu
đề ra, tiến hành một cuộc thanh tra phải tuân theo bốn nguyên tắc sau:
Một là coi trọng công tác chính trị- Tư tưởng, để đối tượng thanh tra nhận
thức đúng về hoạt động thanh tra, qua đó phối hợp tốt với Đoàn thanh tra.
Hai là tuân thủ quy định của pháp luật, là việc đoàn thanh tra phải làm đúng
thẩm quyền, trình tự, thu thập đầy đủ chứng cứ và có đánh giá kết luận, xử lý, chính
xác, khách quan theo quy định của Pháp luật; đối tượng thanh tra phải phối hợp tốt
với Đoàn thanh tra, chấp hành nghiêm các yêu cầu,quyết định của Đoàn, không che
dấu, chống đối, báo cáo sai sự thật.
Ba là chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra, về nội dung, phạm vi,
đối tượng ghi trong quyết định, thực hiện đúng thời gian, tiến độ thanh tra để đạt
được mục đích, nội dung, yêu cầu đề ra.
Bốn là bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý.
Cuộc thanh tra được tiến hành dưới nhiệu hình thức khác nhau tuỳ theo cách
thức tiến hành cuộc thanh tra:
Theo tính kế hoạch có thanh tra theo chương trình kế hoạch, thanh tra đột
xuất.
Theo quy mô và phạm vi tiến hành có thanh tra trên diện rộng, thanh tra trên
diện hẹp.
Theo chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra có thanh tra kinh tế-xã
hội; thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra
Trình tự tiến hành thanh tra gồm ba bước sau:
- Chuẩn bị thanh tra
- Trực tiếp thanh tra
- Kết thúc thanh tra
Các bước trong trình tự thanh tra có liên quan đến nhau. Bước trước tạo tiền
đề để tiến hành bước sau. Bước sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện bước trước, đảm
bảo cho cuộc thanh tra đạt mục đích , nội dung, yêu cầu.
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 4
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Chuẩn bị thanh tra được tính từ khi có quyết định thanh tra cho đến khi Đoàn
thanh tra công bố quyết định thanh tra tại cơ quan là đối tượng cuộc thanh tra.
Công tác chuẩn bị thanh tra gồm các nội dung sau:
a. Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra.
Đoàn thanh tra phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt quyết định thanh tra,
nguồn gốc và tài liệu làm căn cứ ra quyết định thanh tra. Xác định trọng tâm, trọng
điểm, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra.
b. Thu thập và xử lý thông tin cần thiết.
Cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thanh
tra( ví dụ các quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh…)
Tìm hiểu các mối quan hệ trực tiếp giữa đối tượng thanh tra và các cấp chỉ
đạo, điều hành, quản lý theo quan hệ dọc, ngang, trên, dưới về tổ chức chỉ đạo, công
tác, tài chính…
Nghiên cứu đặc điểm, tình hình hoạt động của các đối tượng.
Tìm hiểu các báo cáo của đối tượng thanh tra về hoạt động thực hiện nhiệm
vụ và chấp hành chính sách pháp luật.
Nghiên cứu các văn bản pháp lý, các chính sách, các cơ chế pháp lý ở lĩnh
vực hoạt động của đối tượng thanh tra, các quy định cụ thể của ngành, của địa
phương có liên quan đến nội dung thanh tra.
Các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, các thông tin nêu trên báo đài…
Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu bằng việc yêu cầu đối tượng thanh
tra, các đối tượng có liên quan gửi về. Khi cần thiết có thể tiến hành khảo sát trước.
Cần tổ chức thu thập thông tin trong các trường hợp sau đây:
Khi nội dung thanh tra là việc thực hiện một chủ trương, chính sách hay lĩnh
vực công tác lớn, phải tiến hành trên diện rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều
ngành.
Khi cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều đầu mối, nhiều cấp quản lý
có trách nhiệm liên quan, để kết luận, đánh giá cần có sự tham gia của nhiều cơ
quan chức năng.
Khảo sát là chủ yếu thu thập thông tin ban đầu về đối tượng thanh tra, giúp
cho việc xác định trọng tâm, trọng điểm, đề ra phương pháp thanh tra thích hợp.
Khảo sát phải được tiến hành nhanh gọn, đúng pháp luật, tránh tình trạng biến
thành cuộc thanh tra.
c. Xây dựng và trình duyệt kế hoạch cuộc thanh tra:
Quyết định thanh tra là một văn bản có giá trị pháp lý là căn cứ để chỉ đạo
tiến hành thanh tra. Kế hoạnh thanh tra là phương án triển khai lực lượng thực hiện
quyết định thanh tra.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 5
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm dự thảo và hoàn chỉnh kế hoạch thanh
tra trình người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phê duyệt.
Nội dung của kế hoạch thanh tra phải thể hiện được rõ mục đích, yêu cầu cña
cuộc thanh tra; xác định trọng tâm, trọng điểm cần thanh tra; đối tượng thanh tra,
đối tượng có liên quan đến cuộc thanh tra; phương pháp tiến hành và các biện pháp
chủ yếu. Dự kiến các tình huống, tìm biện pháp hạn chế hoặc xử lý tình huống; kiến
nghị, dự kiến phân công các nhóm và các thành viên; tiến độ thực hiện công việc,
chế độ thông tin báo cáo; những yêu cầu về chuẩn bị kinh phí, phương tiện, vật chất
cho đoàn thanh tra.
d.Tổ chức tập huấn
Thường áp dụng đối với cuộc thanh tra diện rộng, phức tạp; có cán bộ của
nhiều cơ quan, đơn vị, ngành nghề khác tham gia. Nội dung của tập huấn cơ bản
gồm có các điểm sau:
Quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, đặc điểm và kế hoạch tiến hành cuộc
thanh tra.
Nghiên cứu các chính sách, pháp luật cơ chế quản lý các lĩnh vực liên quan
đến nội dung thanh tra.
Tìm hiểu đặc điểm và tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra.
Thống nhất nội quy làm việc của Đoàn thanh tra.
e.Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra:
Néi quy lµm viÖc cña ®oµn thanh tra Là những quy định nội bộ của Đoàn
bao gåm c¸c néi dung sau:
là chế độ kỷ luật công tác về chÕ ®é bảo mật, phát ngôn, trách nhiệm trước
pháp luật khi thu thập, xác minh chứng cứ, chế độ báo cáo.
Chấp hành các quy định về hoạt động thanh tra được nêu trong Luật Thanh
tra, Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra trong qu¸ tr×nh tiÕn hµnh thanh tra.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong nội bộ Đoàn thanh tra.
f. Chuẩn bị đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Báo cáo theo đề cương của đoàn thanh tra là nội dung bắt buộc với đối tượng
thanh tra, là văn bản có giá trị pháp lý được lưu giữ trong hồ sơ cuộc thanh tra.
Báo cáo nhằm cung cấp tình hình của đối tượng thanh tra và giúp cho Đoàn
thanh tra nắm được trọng tâm, trọng điểm cuộc thanh tra. Xác định và đề ra phương
pháp thanh tra cho phù hợp.
Báo cáo còn làm căn cứ xác định mức độ trung thực của đối tượng thanh tra,
thông qua đó mà đưa ra đối sách thích hợp.
Yêu cầu của đề cương là phải gợi ra được nh÷ng điểm sát với nội dung cuộc
thanh tra.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 6
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Qua báo cáo của đối tượng thanh tra nắm được đặc điểm thuận lợi, khó khăn,
nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, khách quan, chủ quan cña sù viÖc.§ã lµ c¨n cø
quan träng cho kÕt luËn cuéc thanh tra kh«ng sai lÖch phiÕn diÖn.
Báo cáo phải có số liệu và đối tượng thanh tra phải tự đánh giá kết quả hoạt
động, nguyên nhân và trách nhiệm của mình.
g. Chuẩn bị kinh phí và phương tiện vật chất:
§Ó ®oµn thanh tra thùc thi c«ng vô được khách quan, trung thực.
CÇn Phải chuẩn bị tốt:
- Kinh phí;
- Phương tiện đi lại và phương tiện làm việc.
- Văn phòng phẩm, trang thiết bị công tác như máy ghi âm, máy tính, máy
ảnh…
Chuẩn bị sẽ hạn chế việc phát sinh gây phiền hà cho đơn vị thanh tra.
Bước 2. Trực tiếp tiến hành thanh tra
Trực tiếp tiến hành thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra
tại đơn vị được thanh tra cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại đơn vị. Thời hạn
thanh tra cụ thể được ghi trong quyết định thanh tra.
Thời hạn thanh tra hành chính được quy định tại Điều 38 Luật thanh tra; Thời
hạn thanh tra chuyên ngành được quy định tại điều 48 Luật thanh tra.
Phải nắm vững thời hạn thanh tra giúp cho việc bố trí sắp xếp công việc thanh
tra được hợp lý hiệu quả, thực hiện đúng pháp luật.
Nội dung của bước trực tiếp tiến hành thanh tra:
a/ Công bố quyết định thanh tra.
Theo Điều 37 Luật thanh tra thì quyết định thanh tra phải được công bố chậm
nhất là mười năm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra. Do đó phiên làm việc
đầu tiên giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra có nội dung chủ yếu là công bố
quyết định thanh tra, thống nhất về quan điểm nhận thức, mục đích, yêu cầu, nội
dung cuộc thanh tra; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn thanh tra và đối
tượng thanh tra theo quy định của Pháp luật
Công bố quyết định thanh tra do trưởng Đoàn thanh tra tiến hành, thành phần
tham dự do trưởng Đoàn quyết định, nhưng phải có:
+ Đoàn thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra, một số thành viên khác do Trưởng
đoàn quyết định và tùy thuộc vào từng cuộc thanh tra.
+ Đối tượng thanh tra: Thủ trưởng cơ quan được thanh tra; Thủ trưởng các
phòng ban có liên quan; các thành viên khác thì tùy thuộc vào từng cuộc thanh tra
để Trưởng đoàn quyết định.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 7
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
- Nội dung phiên họp đầu tiên:
+ Trưởng đoàn phải đọc công bố quyết định thanh tra và phải nói rõ các nội
dung quyết định thanh tra, yêu cầu của Đoàn thanh tra; quyền lợi và trách nhiệm
của đối tượng được thanh tra; Trưởng Đoàn thanh tra phải làm tốt công tác chính trị,
tư tưởng làm cho đối tượng thanh tra thông suốt quan điểm, nhận thức đúng đắn về
cuộc thanh tra; thống nhất với đối tượng về lịch làm việc và nội dung cần thiết khi
làm việc tại đơn vị.
+ Nghe đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản theo đề cương của Đoàn
thanh tra đã yêu cầu để nắm bắt thông tin ban đầu (Có thể yêu cầu đối tượng trình
bày bổ xung nếu thấy cần thiết).
+ Trong phiên họp công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản
do Trưởng đoàn và Thủ trưởng đơn vị được thanh tra ký.
Để phiên họp đầu tiên giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra đạt kết quả
cao, đòi hỏi Đoàn thanh tra phải chuẩn bị chu đáo về nội dung và cách thức làm
việc.
b/ Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra:
Sau khi công bố quyết định thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra phải tiến
hành phần việc được giao.
Để tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải yêu cầu đơn vị được thanh tra,
cung cấp hồ sơ, tài liệu. Cán bộ thanh tra phải tiến hành kiểm tra thực trạng tài liệu,
chất lượng hồ sơ tài liệu có đúng yêu cầu và đảm bảo đúng quy định của Pháp luật
không. Khi nhận hồ sơ tài liệu phải lập biên bản giao nhận. Trong quá trình thanh
tra, Đoàn thanh tra phải trực tiếp quản lý hồ sơ tài liệu, nhưng phải yêu cầu đơn vị
được thanh tra có biện pháp bảo vệ an toàn tài liệu. Cán bộ thanh tra tuyệt đối
không được để thất lạc, làm hư hỏng cũng như tiết lộ các thông tin tài liệu của đơn
vị được thanh tra.
Nội dung:
b.1 Tiếp cận phân tích tài liệu, thu thập xử lý thông tin.
Phải xác định được trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề cần làm sáng tỏ của
cuộc thanh tra;
Phải định hướng thu thập thông tin: làm cái gì? đi từ đâu? thu thập các tài liệu
thông tin nào? làm như thế nào?
Phải có một danh mục các tài liệu, thông tin vừa đủ cần thiết cho công việc
để yêu cầu đối tượng cung cấp và phải khẩn trương khai thác tài liệu.
Có thể tiến hành kiểm tra tổng thể đến chi tiết, hoặc ngược lại kiểm tra từ chi
tiết đến tổng thể; có thể kết hợp cả hai phương pháp.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, tài liệu nếu phát hiện những vấn đề sai phạm
phải phân tích rõ nguyên nhân, mối quan hệ của vấn đề sai phạm với các nội dung
khác, lập biên bản yêu cầu đối tượng thanh tra ký xác nhận số liệu. Thu giữ, sao
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 8
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
chụp tài liệu theo quy định của pháp luật để làm chứng cứ cho nhận xét, đánh giá
khi kết luận thanh tra.
b.2 Tiếp cận đối tượng thanh tra yêu cầu giải trình, trả lời chất vấn:
Mục tiêu là để làm rõ các nội dung Đoàn thanh tra nghi ngờ mà tài liệu hồ sơ
không thể hiện hết nội dung, hoặc các sai phạm mà đối tượng thanh tra chưa nhất trí
muốn giải trình. Thông qua giải trình, chất vấn để làm rõ đúng sai.
Đối với biện pháp này phải chú ý:
Quan sát tâm lý của đối tượng thanh tra;
Phải sử dụng các nghệ thuật giao tiếp, nhằm khai thác được các thông tin cần
thiết từ đối tượng thanh tra;
Phải đảm bảo các thủ tục hành chính: có thể mời đối tượng bằng miệng,
trường hợp cần thiết phải gửi giấy mời;
Phải chuẩn bị chu đáo về nội dung cũng như các điều kiện khác: phòng làm
việc, giấy bút, máy ghi âm…
Nếu giải trình bằng miệng hoặc trả lời chất vấn phải lập biên bản. Đối với số
liệu nhạy cảm phải ghi thêm bằng chữ. Khi lập biên bản cố gắng có người chứng
kiến.
b.3 Tổ chức thẩm tra xác minh:
Trong quá trình kiểm tra số liệu, hồ sơ thấy có những vấn đề nghi ngờ, liên
quan đến các cơ quan, tổ chức, các nhân khác bên ngoài đơn vị được thanh tra. Để
làm rõ sự việc, đánh giá khách quan, chính xác phải tiến hành tổ chức thẩm tra xác
minh các đối tượng có liên quan.
Khi thẩm tra xác minh phải chuẩn bị các vấn đề sau:
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến cuộc xác minh;
- Bố trí người có kinh nghiệm đi xác minh;
- Vạch ra kế hoạch xác minh: làm gì? gặp ai? ở đâu? dự kiến một số tình
huống có thể phát sinh.
c/Tổ chức nghe ý kiến phản ảnh của quần chúng và của công luận, báo chí
Thông thường được tiến hành trong phạm vi đơn vị được thanh tra, với nội
dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của quần chúng.
Đối với thông tin do công luận, báo chí nêu có liên quan đến nội dung thanh
tra, Đoàn thanh tra tổ chức gặp gỡ trao đổi làm rõ nguồn gốc thông tin, những căn
cứ để chứng minh vấn đề đã nêu.
Việc nghe ý kiến phải được tiến hành trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến của
quần chúng và công luận. Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tiến hành
đúng thủ tục hành chính; có ghi biên bản và lấy chữ ký xác nhận của người tham
gia.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 9
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
d/ Thu thập thông tin từ các cơ quan, đơn vị hữu quan các cơ quan đã tiến
hành thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Cần nắng nghe ý kiến của cơ quan chức năng có liên quan đến nội dung thanh
tra như: cơ quan tài chính, ngân hàng, kế hoạch, thống kê…giúp cho Đoàn thanh tra
nắm vững hơn các cơ chế quản lý chuyên ngành với đối tượng thanh tra. Cung cấp
những tư liệu, báo cáo mà đối tượng thanh tra trước đó đã báo cáo các cơ quan
chuyên ngành, để Đoàn thanh tra đối chiếu với kết quả thanh tra.
Khai thác, sử dụng những hồ sơ, tài liệu của các cơ quan đã kiểm tra, thanh
tra hoặc của cơ quan hữu quan khác để tránh đi vào những vấn đề đã có kết luận
đúng đắn hoặc vô tình hợp pháp hóa các hành vi sai phạm… Từ đó xác định được
vấn đề cần thiết phải làm rõ thêm.
e/ Nghe ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp
Giúp cho việc cung cấp ý kiến đánh giá ưu khuyết điểm, sai phạm của đối
tượng thanh tra. Đó là tài liệu tham khảo quan trọng cho Đoàn thanh tra.
Qua trao đổi, tranh thủ được sự đồng tình của cơ quan chủ quản cấp trên với
những nhận định, đánh giá của Đoàn thanh tra hoặc lường trước được những ý kiến
không nhất trí để có biện pháp thanh tra bổ sung. Nhờ đó khi chính thức kết luận sẽ
đạt hiệu quả cao.
f/ Tổ chức đối thoại, chất vấn
Đối thoại, chất vấn là để làm rõ đúng, sai thấy rõ trách nhiệm của đối tượng,
nên rất phức tạp.Đoàn thanh tra cần chuẩn bị đầy đủ và chủ động về nội dung, câu
hỏi để đối tượng trả lời trong quá trình đối thoại, chất vấn.
Việc tiến hành đối thoại, chất vấn phải làm đúng thủ tục hành chính, có biên
bản ghi câu hỏi và trả lời, đọc lại cho đối tượng nghe và ký tên để có cơ sở pháp lý
của hồ sơ.
g/ Xử lý các hành vi chống đối:
Hành vi chống đối thường xảy ra khi có sự việc vi phạm nhưng đối tượng
không thành khẩn. Phải phân biệt rõ giữa hành vi chống đối và quyền giải trình,
khiếu nại của đối tượng thanh tra. Chống đối là sự cố ý vi phạm các quy định của
pháp luật bằng những thủ đoạn gian trá, thâm hiểm để cản trở hoạt động của Đoàn
thanh tra.
Biểu hiện của hành vi chống đối là cố tình làm chậm trễ hoặc không cung
cấp tài liệu, báo cáo; sửa chữa, thay đổi hiện vật, chứng từ, làm chứng từ giả, hủy
bỏ chứng từ; cố ý thuyên chuyển, kỷ luật, điều động… hoặc trù dập, đe dọa, ngăn
cản người muốn tố cáo với Đoàn thanh tra; hối lộ, mua chuộc, đe dọa cán bộ thanh
tra hoặc hối lộ cấp trên để che dấu khuyết điểm, sai phạm cho mình hoặc can thiệp
trái pháp luật vào hoạt động thanh tra.
Khi có sự chống đối, Thanh tra viên phải làm tốt công tác tư tưởng, phối hợp
nhiều biện pháp với sự tham gia của các cơ quan chức năng và khi cần thiết phải
vận dụng các quyền thanh tra quy định tại Điều 9 Luật Thanh tra.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 10
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
h/ Phải xử lý tốt các mối quan hệ:
Trong khi tiến hành thanh tra, phải quan tâm giải quyết tốt các mối quan hệ
như Quan hệ trong nội bộ Đoàn thanh tra để tạo lên sức mạnh tập thể; Quan hệ với
người ra quyết định thanh tra là phải tôn trọng kỷ luật, chế độ báo cáo, thỉnh thị và
sự chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên; Quan hệ chặt chẽ
với các cơ quan chức năng, với các cơ quan trong khối nội chính như Công an, Viện
kiểm sát, Tòa án. Quan hệ với các cơ quan tổng hợp như Kế hoạch, Tài chính,
Thống kê…Nhằm phối hợp cung cấp thông tin, xác minh, điều tra, xử lý các vi
phạm pháp luật bằng các hình thức kinh tế, hành chính, hình sự.
k/ Lập biên bản, kết luận thanh tra và hoàn chỉnh hồ sơ từng phần của cuộc
thanh tra.
Mỗi thanh tra viên được phân công làm việc của mình phải kết luận và lập hồ
sơ phần việc đó theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung mà kế hoạch cuộc thanh tra
đã đề ra.
Kiểm tra sổ sách kế toán, tài vụ, kiểm kê kho, quỹ. Vật tư, hàng hóa, kiểm tra
chất lượng công trình, kiểm tra phòng ban, phân xưởng… đều phải có biên bản kết
quả thanh tra từng phần, làm rõ tính chất, mức độ tác hại của sai phạm, nguyên
nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân gây ra.
Hồ sơ báo cáo phải bao gồm đầy đủ các tài liệu sau:
- Báo cáo tường trình, kiểm điểm cá nhân hay đơn vị;
- Biên bản giải trình, chất vấn đối tượng;
- Biên bản kiểm tra, kiểm kê, biên bản xác minh đối chiếu;
- Biên bản hội nghị kết luận từng phần.
- Ngoài ra còn phải có các bản sao chụp chứng từ, sổ sách cần thiết làm
chứng cứ kèm theo.
Nếu kết luận từng phần có đầy đủ hồ sơ, chứng cứ thì kết luận cuối cùng của
cuộc thanh tra đạt chất lượng cao, đối tượng thanh tra ít có giải trình, khiếu nại.
Bước 3. Kết thúc cuộc thanh tra
Những căn cứ để kết thúc cuộc thanh tra là đạt được mục đích, yêu cầu, nội
dung theo kế hoạch Đoàn thanh tra đã đề ra. Sự đòi hỏi kết luận sớm nhằm phục vụ
kịp thời yêu cầu công tác quản lý, yêu cầu công luận… ở thời điểm có các sự kiện
chính trị xã hội quan trọng như: kỳ họp HĐND, kỳ họp Quốc hội, Đại hội Đảng…
Kết thúc cuộc thanh tra được thể hiện bằng việc ra kết luận thanh tra.
Nội dung bước kết thúc cuộc thanh tra bao gồm:
a/ Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra:
Theo Điều 41 Luật Thanh tra thì:
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 11
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng
đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra gửi tới người ra quyết định
thanh tra. Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan
quản lý Nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ
quan thanh tra cùng cấp.
Báo cáo kết quả thanh tra phải có nội dung sau đây:
Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra.
Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm( nếu có).
Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra
về nội dung báo cáo kết quả thanh tra ( nếu có );Trưởng đoàn thanh tra phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung kết quả thanh
tra.
Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện
pháp xử lý.
b/ Xây dựng và công bố và kết luận thanh tra:
Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra có
trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo, xây dựng, ký và ban hành kết luận thanh tra.
Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra
có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu
cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ
cho việc ra kết luận thanh tra.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra giao cho Đoàn thanh tra
tiến hành thanh tra, làm rõ thêm một số nội dung theo yêu cầu. Kết quả thanh tra bổ
xung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra kết luận thanh tra.
Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra kết luận
thanh tra có thể gủi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Đối tượng
thanh tra có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung của dự thảo
kết luận thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải thực hiện bằng văn
bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến giải trình của mình.
Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, sau khi xem xét giải
trình của đối tượng thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra văn bản kết luận
thanh tra.
Nội dung của văn bản kết luận theo khoản 1, Điều 43 Luật thanh tra.
Kết luận thanh tra phải nêu rõ được đúng – sai (cả về tính chất, mức độ và tác
hại) nêu rõ nguyên nhân (khách quan, chủ quan) quy rõ trách nhiệm (trách nhiệm
tập thể và trách nhiệm cá nhân; trách nhiệm của cấp trên và của cấp dưới), kiến nghị
các giải pháp sửa chũa (của đối tượng và của cấp trên), kiến nghị hoặc quyết định
các hình thức xử lý kinh tế, hành chính và hình sự (nếu có).
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 12
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Kết luận thanh tra phải có tính thuyết phục cao, biểu hiện ở tính đúng đắn,
khách quan và có giá trị thiết thực về kinh tế - xã hội bao gồm ngăn chặn, phòng
ngừa sai phạm, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật để góp phần nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước.
Công bố và gửi kết luận thanh tra.
Người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm công bố hoặc gửi kết luận thanh
tra cho đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho Trưởng Đoàn
thanh tra công bố kết luận thanh tra. Tham dự hội nghị công bố kết luận có: Thủ
trưởng đơn vị đối tượng thanh tra, đại diện các phòng, ban, đơn vị cấp dưới của đối
tượng, có thể mở rộng đến đại diện tổ chức Đảng, Đoàn thể, Ban thanh tra nhân dân
của các đơn vị được thanh tra.
Việc công bố kết luận thanh tra có thể kèm theo công bố những quyết định xử
lý về thanh tra (nếu có).
Đối tượng thanh tra được quyền giải trình và khiếu nại những vấn đề kết luận
chưa thỏa đáng. Các đại biểu tham dự được phát biểu ý kiến tham gia.Hội nghị công
bố kết luận thanh tra được ghi biên bản đầy đủ, có Trưởng đoàn thanh tra và Thủ
trưởng đơn vị được thanh tra ký tên, mỗi bên giữ 01 bản.
Kết luận thanh tra phải gửi tới cho đối tượng thanh tra và Thủ trưởng cơ quan
thanh tra cùng cấp (nếu Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh
tra), gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp (nếu Thủ trưởng cơ quan thanh ra
quyết định thanh tra).
c/ Hoàn tất hồ sơ thanh tra:
Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ cuộc thanh
tra.
Hồ sơ thanh tra gồm có:
- Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, thanh tra viên
lập; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra.
- Kết luận thanh tra
- Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý.
- Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
Việc quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp
luật về lưu trữ.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 13
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
PHÇN II
Thùc tÕ viÖc TIẾN HµNH mét CUỘC THANH TRA doanh
nghiÖp X©Y DỰNG CƠ BẢN trªn ®Þa bµn tØnh thanh ho¸
Xây dựng cơ bản gồm nhiều khâu, trong tất cả các khâu nếu quản lý không
tốt đều dể phát sinh thất thoát và thất thu thuế. Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà
nước năm 2007 thì " thất thu thuế vẫn còn là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là thất
thu trong lĩnh vực XDCB". Trong bài viết này chỉ là một trong những hành vi trốn
thuế của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá nói riêng.
1. Những căn cứ dẫn đến cuộc thanh tra Công ty xây dựng Trường Sơn
C«ng ty Xây dựng Trường Sơn, là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập
(Tên doanh nghiệp đã được thay đổi).
Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông và thuỷ
lợi.
Địa chỉ: Số nhà 32 Đường Thanh niên, Phường Trường sơn – Thị xã sầm sơn,
Thanh Hoá.
Ngày 30 tháng 3 năm 2008, Cục thuế Thanh Hoá nhận được báo cáo quyết
toán thuế năm 2007 của Công ty Xây dựng Trường Sơn . Những chỉ tiêu, số liệu
báo cáo quyết toán thuế năm 2007 của đơn vị như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007.
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu Số báo cáo Ghi chú
1 Tổng doanh thu 30.575.398.000
2 Tổng chi phí 30.215.753.000
Trong đó:
- Gía vốn 29.618.070.000
- Chi phí quản lý doanh nghiệp 597.683.000
3 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 359.645.000
4 Tổng thu nhập chịu thuế 359.645.000
5 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 100.700.600
SỐ LIỆU KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NĂM 2007
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 14
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu Số báo cáo Ghi chú
1 Thuế giá trị gia tăng đầu ra 3.057.539.800
2 Thuế giá trị gia tăng đầu vào 1.806.859.800
3 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 1.250.680.000
Căn cứ Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật
Quản lý thuế và các chế độ thu ngân sách Nhà nước hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công
tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp và công văn số 541 TCT/TTr ngày
26/1/1999 của Tổng cục thuế về việc triển khai Nghị định 61/1998/NĐ-CP;
Căn cứ Quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra báo cáo quyết toán đối với cơ
sở kinh doanh của Tổng cục thuế;.
Thi hành quyết định số 126CT/KTr2 ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Cục
trưởng Cục thuế Thanh Hoá về việc thành lập đoàn thanh tra việc chấp hành pháp
luật thuế năm 2007 tại Công ty xây dựng Trường sơn.
Mã số thuế: 2800 783636 – 1.
Thành phần đoàn thanh tra gồm 3 đồng chí kiểm soát viên thuế phòng kiểm
tra số 2 Cục thuế Thanh Hoá, đã tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính và các hồ sơ
kê khai thuế năm 2007 của Công ty xây dựng Trường sơn, thời gian thanh tra tại
đơn vị 10 ngày, kể từ ngày 24 tháng 6 năm 2008.
2. Thực tế việc thanh tra Công ty xây dựng Trường Sơn
Căn cứ vào báo cáo tài chính, hồ sơ kê khai thuế và sổ sách, chứng từ kế toán
của đơn vị xuất trình. Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra theo các nội dung:
- Kiểm tra việc đăng ký, kê khai nộp thuế của đơn vị.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, chứng từ, hoá đơn của đơn vị.
- Kiểm tra việc tính thuế, nộp thuế của đơn vị.
Trong quá trình kiểm tra, đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra các hoá đơn
mua vào, bán ra của đơn vị, đối chiếu với các bảng kê hàng tháng nộp cho cơ quan
thuế; Kiểm tra các chứng từ chi phí có liên quan đến việc xác định thu nhập chịu
thuế. Các hoá đơn, chứng từ đã được đoàn kiểm tra đối chiếu kỹ trên từng bảng kê
hạch toán, từng chứng từ ghi sổ và các cơ sở để tổng hợp số liệu lập báo cáo tài
chính và kê khai thuế. Quá trình kiểm tra không phát hiện sai phạm, hoá đơn, chứng
từ đảm bảo tính hợp pháp, đơn vị mở sổ theo dõi hạch toán rõ ràng, các bút toán
hạch toán chính xác.
Vậy một vấn đề đặt ra là vì sao việc quản lý tài chính xem ra chặt chẽ như
vậy nhưng tỷ lệ thu nhập chịu thuế lại thấp hơn so với lợi nhuận định mức (5,5%),
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 15
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
thấp hơn so với tỷ lệ mà Tổng cục thuế hướng dẫn khi phân tích rủi do để tiến hành
thanh tra thuế đối với ngành xây dựng (3%) và đặc biệt thấp so với các đơn vị kinh
doanh khác cùng ngành nghề trên địa bàn, từ những nghi vấn đã đặt ra cho Đoàn
thanh tra là phải đi sâu vào phân tích giá thành kiểm tra định mức tiêu hao vật tư,
tính hợp lý hợp lệ của việc sử dụng hóa đơn mua hàng. Xem xét từng yếu tố cấu
thành chi phí .
* Kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Căn cứ vào dự toán đã được duyệt của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản và hồ sơ quyết toán của các công trình do công ty xây dựng
Trường sơn lập, đoàn thanh tra đã kiểm tra các định mức tiêu hao nguyên nhiên vật
liệu trên cơ sở đối chiếu giữa số liệu vật tư xuất cho công trình với hồ sơ quyết toán
công trình và định mức dự toán xây dựng cơ bản theo Quyết định số:
1242/1998/QĐ - BXD ngày 25/11/1998 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban
hành “Định mức dự toán xây dựng cơ bản”, Quyết định số : 05/2005/QĐ-BXD ngày
24/01/2005 bổ sung, sửa đổi một số định mức vào các tập Định mức dự toán số
1242/1998/QĐ-BXD. Qua kiểm tra phát hiện đơn vị có vi phạm trong định mức tiêu
hao vật tư. Cụ thể:
Công trình đường vào khu du lịch sinh thái Quãng Cư, Thị xã sầm sơn đơn vị
đã hạch toán và chi phí công trình vượt định mức 49 tấn xi măng, đơn giá: 725.000
đồng/ tấn.
Thành tiền: 49 tấn x 725.000 đồng/tấn = 35.525.000 đồng.
Công trình trụ sở văn phòng ban quản lý khu du lịch sinh thái Quãng Cư, Thị
xã sấm Sơn đơn vị đã hạch toán chi phí vào công trình vượt định mức 12.300 kg
sắt xây dựng, đơn giá: 11.400 đồng/ kg.
Thành tiền: 12.300kg x 11.400 đồng/kg = 140.220.000 đồng.
* Tổ chức xác minh để Kiểm tra tính hợp lý của hoá đơn mua hàng
Cụ thể : Công trình đường vành đai Thị xã , đơn vị hạch toán vào chi phí
1.860 m3 đá xây dựng các loại, đơn giá bình quân 85.000 đồng/m3
Thành tiền : 1.860 m3 x 85.000 đồng/m3 = 158.100.000đồng.
Số đá xây dựng được phản ảnh ở hoá đơn GTGT ngày 20/10/2007 đơn vị
xuất hoá đơn công ty TNHH Hùng Hoa mã số thuế : 2800210520 địa chỉ tại núi
nhồi, Huyện đông sơn,Thanh Hóa. Đơn vị này thuộc Chi cục thuế huyện quản lý, là
một đơn vị khai thác đá xây dựng, có đá bán thật nhưng một điều đặt ra là Công ty
XD Trường Sơn có mua đá của Công ty Hùng Hoa thật hay chỉ tạo dựng thông qua
hợp thức trên hóa đơn, Đoàn thanh tra đã phối hợp với Chi cục thuế huyện xác minh
tại đơn vị bán, xác minh qua phiếu xuất kho, tiền thanh toán, công nợ... Qua xác
minh khẳng định việc mua bán chỉ diễn ra trên giấy, hoàn toàn không có hàng.
Đoàn thanh tra qua phối hợp xác minh với Chi cục thuế huyện, Két quả khẳng định
hoá đơn trên là hoá đơn khống (không có nội dung kinh tế như đã phản ánh).
*Kiểm tra chi phí hạch toán đối chiếu với hồ sơ dự toán
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 16
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Căn cứ vào hồ sơ trúng thầu và bảng thanh toán khối lượng thi công công
trình đối chiếu với số liệu hạch toán trên sổ sách kế toán để tìm ra những bất hợp lý.
Cụ thể :
Công trình san lấp mặt bằng khu vui chơi giải trí trong khu du lịch sinh thái
đơn vị đã lập bảng kê thu mua 2.000 m3 cát, đơn giá 80.000 đồng/m3 tổng giá trị
hạch toán vào chi phí 160.000.000 đồng. Trên hồ sơ trúng thầu thi khối lượng san
lấp mặt bằng chủ yếu là đất, nằm trong mục đào đắp.
Thực tế thi công thì phần việc này chỉ cần dùng tới chi phí máy, trong khi đó
ngoài việc hạch toán chi phí máy đơn vị còn hạch toán chi phí mua cát là không phù
hợp vì hạng mục này trong hồ sơ trúng thầu 70% khối lượng san lấp chủ yếu là đất,
30% là cát để chống lún nhưng đơn vị đã hạch toán vượt định mức số lượng cát.
B»ng c¸ch lËp b¶ng kª mua c¸t cña ngêi d©n tự khai thác để hợp lý hoá chi phí
nhằm trốn thuế thuế TNDN.
§©y lµ kÎ hë cña chÝnh s¸ch vÒ thu mua s¶n phÈm cña ngêi d©n sö dông
b¶ng kª thu mua.
*Kiểm tra chi phí tiền lương
Đơn vị đã hạch toán khoản phải trả tiền lương không đúng trong năm là
90.000.000đ. lý do qua kiểm tra bảng lương thì có 3 lái xe thừa, mặc dù có hợp
đồng lao động, hàng tháng có ký tá trên bảng thanh toán lương nhưng thực tế không
phù hợp với lượng xe hiện có tại đơn vị, xe con mà cũng có phụ xe là không hợp lý,
qua đấu tranh đơn vị phải thừa nhận là sai.( 3 lái xe x 2.500.000đ x12tháng =
90.000.000đ)
Với bốn khoản trên đơn vị đã hạch toán khống chi phí vào giá thành làm
giảm thu nhập chịu thuế: 583.845.000 đồng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp thất thu: 583.845.000 x 28% = 163.476.600
đồng.
Việc hạch toán vật tư vượt định mức không những ảnh hưởng đến việc xác
định thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn giảm số thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Như đã biết:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế giá trị gia tăng đầu ra – Thuế giá trị gia
tăng đầu vào được khấu trừ.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra = Doanh số hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia
tăng bán ra x Thuế xuất (%).
Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Thuế giá trị gia tăng phản ánh trên các hoá đơn
mua hàng hoá dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế
giá trị gia tăng . Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ càng lớn thì thuế giá trị
gia tăng phải nộp sẽ giảm đi, do vậy việc hạch toán khống 49 tấn xi măng , 12.300
kg sắt và 1.860 m3 đá xây dựng vào giá thành đơn vị đã gian lận khấu trừ thuế giá
trị gia tăng đầu vào, làm giảm số thuế giá trị gia tăng phải nộp với số tiền là
18.468.500 đồng.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 17
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Trong đó:
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào xi măng = 49 tấn x 725.000 đ/ tấn x 10% =
3.552.500 đồng.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào sắt xây dựng = 12.300 kg x 11.400 đ/kg x 5% =
7.011.000đồng.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào đá xây dựng = 1.860 m3 x 85.000 đ/m3 x 5% =
7.905.000 đồng.
Như vậy công ty xây dựng Trường sơn đã trốn thuế, nhưng hành vi trốn thuế
rất tinh vi. Tổng số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đơn vị gian
lận là: 181.945.100 đồng.
Trong đó: - Thuế giá trị gia tăng: 18.468.500 đ.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 163.476.600 đ.
Hành vi trốn thuế của công ty xây dựng Trường Sơn đã rõ. Nhưng hành vi đó
được đánh giá xử lý ra sao? Căn cứ vào đâu xử lý?
3. Nh÷ng c¨n cø ph¸p lý vµ giải ph¸p xö lý kÕt qu¶ thanh tra
Công ty xây dựng trường Sơn đã hạch toán vượt định mức về nguyên vật
liệu, chi phí tiền lương, đã khai khống chi phí bằng cách sử dụng hóa đơn hợp pháp
về mặt hình thức (hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành , hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ
tiêu và 3 liên giống nhau) nhưng không hợp pháp về mặt nội dung (vì không có
hàng) để hạch toán giảm thu nhập chịu thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp; tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để giảm thuế GTGT phải nộp; Sự gian
lận về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty xây dựng
Trường Sơn là hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo qui định, cần phải được xem xét
xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật.
Căn cứ vào chính sách, chế độ thuế hiện hành và đối chiếu với tình hình thực
tế đoàn thanh tra đưa ra phương án để xử lý như sau:
Căn cứ Điều 19 Luật thuế Giá trị gia tăng quy định xử lý vi phạm về thuế đối
với đối tượng nộp thuế tại điểm 3 quy định: “Khai man thuế, trốn thuế, thì ngoài
việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận; trốn thuế với số lượng
lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà vẫn còn vi phạm hoặc có
hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của Pháp luật” .
Căn cứ Điều 24 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định “Khai man thuế,
trốn thuế, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của luật này, tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận; trốn
thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà vẫn còn vi
phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của Pháp luật” .
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 18
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
Căn cứ điểm 1 mục IV phần B Thông tư 61/2007/TT- BTC ngày 14/6/2007
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế quy định
"Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi
phạm lần đầu do sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng
hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế
miễn, số tiền thuế giảm, số tiền thuế được hoàn, nhưng thực tế không có hàng hoá,
dịch vụ mua vào"
Đối chiếu hành vi vi phạm pháp luật của công ty với các quy định của các
Luật thuế như đã nêu trên, đoàn thanh tra kiến nghị xử lý:
- Truy thu thuế giá trị gia tăng số tiền: 18.468.500 đồng.
- Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp: 163.476.600 đồng.
Cộng số tiền thuế truy thu: 181.945.100 đồng.
- Phạt vi phạm hành chính bằng tiền 1 lần số thuế trốn số tiền: 181.945.100 đồng.
Tổng cộng số tiền thuế truy thu và phạt : 363.890.200 đồng.
Xử lý mang tính giáo dục và răn đe, hơn nữa là hành vi vi phạm lần đầu và
cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện ngay quyết định xử lý của cơ quan
thuế.
Đoàn thanh tra trình lãnh đạo Cục thuế ký quyết định xử lý truy thu và phạt.
Nội dung của phương án đảm bảo Nhà nước thu được đủ thuế, mức phạt đưa ra đã
thể hiện tính nghiêm minh của Pháp luật.
4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc thanh tra
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế là rất cần thiết
nhất là đối với cơ chế tự khai, tự nộp, Các vi phạm về thuế phải được xử lý nghiêm
khắc, tránh sự vận dụng làm giảm tính răn đe của Pháp luật.
- Thông qua việc xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, đối t ượng nộp thuế
đã ý thức được những cái lợi do hành vi vi phạm của họ so với cái hại của sự trừng
phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Tâm lý này khiến cho các Doanh nghiệp và đối
tượng nộp thuế tự giác chấp hành tốt luật pháp của Nhà nước, dần ổn định và làm
lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
- Cán bộ thuế khi tham gia kiểm tra ngoài việc nắm vững chính sách pháp
luật thuế còn phải biết phân tích đánh giá so sánh để tìm ra các bất hợp lý trong mối
quan hệ tổng hoà của các số liệu. Thông thạo định mức kinh tế, kỹ thuật. Mỗi một
cuộc thanh tra, một loại hình doanh nghiệp, khi được phân công tham gia thanh tra,
cán bộ thuế cần phải tập trung nghiên cứu có như vậy quản lý thuế mới đạt hiệu quả
cao.
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 19
Tiểu luận: N©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c thanh tra thuế ®èi víi c¸c DN XDCB trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸
PHẦN III
các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các doanh nghiệp xây
dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh thanh hoá
Thông qua kết quả kiểm tra và phương pháp xử lý như trên có thể rút ra bài
học kinh nghiệm trong công tác quản lý đó là: thực hiện quản lý thuế theo quy trình
nhưng phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối tuợng nộp thuế, việc kiểm
Học viên: §Æng ViÕt Giai - Cục thuế Thanh Hóa - Lớp NVTT cơ bản Khoá 30 - 2008 20