Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cp viet invest

  • 31 trang
  • file: .doc

đang tải dữ liệu....

Tài liệu bị giới hạn, để xem hết nội dung vui lòng tải về máy tính.

Tải xuống - 31 trang

Nội dung text: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cp viet invest

BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Mục lục
Lời mở đầu
PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP Viet Invest.............................5
1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY............................................................5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Viet Invest.....................5
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty..........................................................8
1.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán..................................10
1.1.4. Hình thức sổ kế toán....................................................................................12
1.2. NỘI DUNG HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN............................................14
1.2.1. Nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền các nghiệp vụ thanh toán, vay ngân hàng
...............................................................................................................................
14
1.2.2. Quá trình hạch toán nghiệp vụ.....................................................................15
1.2.3. Nội dung hoạch toán vốn bàng tiền của công ty CP Viet Invest................16
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG
TY Viet Invest.............................................................................................................20
2.1. KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:....................20
2.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền:............................................................................20
2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:..........................................................20
2.2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN :.......................................................................21
2.2.1 Nguyên tắc chế độ lưu thông tiền mặt..........................................................21
2.2.2. Kế toán tiền mặt...........................................................................................21
2.2.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng..........................................................................24
2.2.4. Kế toán đang chuyển :.................................................................................25
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN CÔNG TY CP Viet Invest..................................................................28
3.1. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN...............28
3.2. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN..............................................................28
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................................................31
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 1
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang “mở cửa” với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác Quốc tế diễn ra
ngày càng sâu rộng. Là thành viên chính thúc của tổ chức Thương mại Thế giới WTO
nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển thì cũng gặp không ít khó khăn.
Đặc biệt là tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, một DN dù hoạt động ở loại hình
nào cũng chịu sự tác động của quy luật chi phối, quy luật đào thải từ thị trường. Điều đó
thể hiện tính tất yếu của cơ chế thị trường và sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế quốc
dân. Nên các DN muốn tồn tại và phát triển thì phải có những chiến lược kinh doanh
mang tính tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Đó là DN phải biết phát huy tiềm năng, lợi thế của
mình kết hợp với tiếp thu, vận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, cải tiến phương pháp
làm việc, phương pháp quản lý … nhằm đạt được kế hoạch đề ra.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới
các bước tiếp theo trong qúa trình sản xuất kinh doanh của một DN. Vốn bằng tiền của
DN là một yếu tố rất quan trọng tại một thời điểm nhất định, nó chỉ phản ánh và có ý
nghĩa như một hình thái biểu hiện của vốn lưu động, nhưng sự vận động của vốn bằng
tiền được xem là hình ảnh trung tâm của quá trình sản xuất kinh doanh – phản ánh năng
lực tài chính của DN.
Khi đã có nhu cầu về vốn thì tất yếu thị trường về vốn sẽ hình thành. Trong điều
kiện đó, các DN phải có đầy đủ điều kiện và khả năng để khai thác thu hút các nguồn
vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển của mình.
Nhưng vấn đề là doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu về vốn, cân nhắc lựa
chọn hình thức thu hút vốn thích hợp, sử dụng các đòn bẩy kinh tế hợp lý … Nhằm đủ
sức huy động vốn linh hoạt sử dụng các nguồn vốn và cân đối khả năng thanh toán, trang
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 2
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
trải cho các nguồn tài trợ. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, nhà quản lý tài chính của
DN phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả; một mặt phải bảo toàn vốn, mặt khác
phải sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh. Và kế toán vốn
bằng tiền là bộ phận theo dõi dòng chảy của luồng tiền nơi cung cấp những thông tin cần
thiết, sự hộ trợ đắc lực cho nhà quản lý tài chính DN.
Với sự hiện diện của vốn bằng tiền tuy là bề nổi nhưng nó lại phản ánh trung thực
và chính xác nhất tình hình tài chính của DN. Điều này giải thích tại sao một DN làm ăn
có lợi nhuận cao nhưng vẫn phá sản.Tức là DN đó có lợi nhuận chứ không có tiền, mà
mọi hoạt động của DN thì không thể không sử dụng đến tiền. Như vậy tiền là vấn đề
được quan tâm hàng đầu, vần đề sống còn cùa bất cứ DN nào.
Như đã trình bày ở trên, ta thấy được tầm quan trọng của vốn bằng tiền: là nhu cầu
tất yếu để doanh nghiệp hoạt động, là thông tin cần thiết cho nhà quản lý tài chính, là một
trong những chỉ tiêu quan trọng để lãnh đạo đánh giá được tình hình tài chính cũng như
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại
Công Ty CP Viet Invest tôi đã chọn đề tài “kế toán vốn bằng tiền” làm chuyền đề tốt
nghiệp của mình.
Do thời gian thực tập ngắn, nên chuyên đề chỉ tập trung tìm hiểu “ kế toán vốn
bằng tiền tại CÔNG TY CP Viet Invest
Để hoàn thành chuyên đề này, bài làm đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp kế toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản, sổ sách để hệ
thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sịnh. Trong đó bao gồm
các phương pháp như: Phương pháp kế toán cân đối – tổng hợp, Phương pháp đối ứng tài
khoản, Phương pháp kế toán ghi kép.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp thống kê thông tin dữ liệu thu thập
được nhằm đối chiếu, so sánh để đưa ra được kết quả.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 3
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
- Phương pháp phân tích tài chính: là phương pháp dựa trên những số liệu trên các
báo cáo tài chính để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân
và giải pháp khắc phục.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể Công Ty Viet Invest đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong thời gian kiến tập về mặt thực tiễn cũng như cung cấp các tài liệu quan trọng để
em có thể hoàn thành báo cáo này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Vân đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Hà Nội. Ngày....Tháng 06 Năm 2011
Sinh viên
Phạm Thị Hảo
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 4
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP VIET INVEST
Đơn vị thực tập:
-Công ty CP Viet Invest
-Địa chỉ:Số 37a-Lê Văn Lương- Cầu Giấy- HN
1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Viet Invest
Công ty CP Viet Invest Được thành lập ngày20/10/1995taị quyết định số
4425/QĐ-TLDN/ 21/10/1995 của Sở kế hoạch đầu tư .Giấy phép đăng ký kinh doanh số
072010 Sở kế hoạch đầu tư cấp. Trụ sở chính đặt tại đường 37a Lê Văn Lương- Cầu
Giấy- HN
Nhiệm vụ chủ yếu đầu tư, cung cấp, xây dựng nhà đất.
Lao động là một yếu tố quan trọng trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, là
yếu tố năng động và sáng tạo nhất, ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của
DN. Nên việc tuyển dụng LĐ, đào tạo bố trí hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết đối
với một DN. Đặc biệt đối với CÔNG TY CP Viet Invest, là một CÔNG TY hoạt động
trong nghành xây dựng cần sử dụng một lượng lớn lao động nên đây là vấn đề quan tâm
hàng đầu của CÔNG TY. Khi nói về lao động bao giờ cũng có 2 mặt chất lượng và số
lượng. Nguồn lao động của CÔNG TY qua 2 năm được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Tình hình lao động của CÔNG TY qua 2 năm 2009-2010
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 5
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
(ĐVT : Người)
Năm 2009 Năm 20010 Năm 2010/2009
Chỉ tiêu
SL % SL % SL (+/-) %
Tổng số lao động 258 100 348 100 90 34,88
1. Phân theo giới tính
Lao động nam 199 77,13 276 79,31 77 38,69
Lao động nữ 59 22,87 72 20,69 13 22,03
2. Phân theo trình độ
Đại học 8 3,10 12 3,45 4 50
Cao đẳng. trung cấp 40 15,50 58 16,70 18 45
Phổ thông 210 81,40 278 79,89 68 32,38
3.Phân theo tính chất lao động
Gián tiếp 27 10,47 35 10,06 8 29,63
Trực tiếp 231 89,53 313 89,94 82 35,50
(Nguồn:Phòng kế toán tài vụ )
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao LĐ của năm 2010 so với năm
2009 tăng 1 lượng đáng kể là 90 người tương ứng là 34,88 %. Đây là kết quả của quá
trình mở rộng quy mô hoạt động, liên tiếp trúng thầu nhiều công trình xây dựng của
CÔNG TY.
- Về giới tính: LĐ nam và LĐ nữ có sự chênh lệch khá lớn. Kể cả 2 năm LĐ nam
đều chiếm trên 70% và LĐ nữ chỉ chiếm dưới 30% .Nó thể thể hiện bản chất đặc thù của
nghành xây dựng - LĐ chủ yếu là LĐ chân tay. LĐ nam và LĐ nữ đều tăng, cụ thể là: LĐ
nam tăng 77 người tương ứng là 38,69% và LĐ nữ tăng 13 người tương ứng là 22,03%.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 6
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Ta thấy tỉ lệ LĐ nam tăng nhiều hơn LĐ nữ, điều này càng chứng tỏ CÔNG TY hoạt
động trong nghành xây dựng nên cần lao động chân tay.
-Về trình độ: Với tính chất của nghành nên LĐ chủ yếu là LĐ phổ thông. Nhưng
nhìn chung số LĐ có trình độ, bằng cấp tăng với tỉ lệ nhanh hơn LĐ phổ thông. Điều này
chứng tỏ rằng số lượng LĐ của CÔNG TY ngày càng tăng không chỉ về số lượng mà cả
chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của CÔNG
TY.
- Về tính chất LĐ: LĐ trực tiếp chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng số LĐ, năm
2008 số lượng LĐ này chiếm 89,53% trong tổng số LĐ và năm 2009 cũng chiếm với tỉ lệ
tương đương là 89,94%. Điều này cũng thể hiện bản chất đặc trưng của nghành xây
dựng. Qua 2 năm LĐ trực tiếp cũng như LĐ gián tiếp đều tăng, trong đó LĐ trực tiếp
tăng 82 người tương ứng là 35,5%; LĐ gián tiếp tăng 8 người tương ứng là 29,63%. Ta
thấy LĐ trực tiếp tăng với tỉ lệ cao hơn LĐ gián tiếp cũng là đặc thù của CÔNG TY “có
thể ít thầy nhưng không thể ít thợ”.
Như vậy qua 2 năm 2009,2010 số lượng và chất lượng LĐ của CÔNG TY ngày
càng tăng với tỉ lệ khá lớn. Thể hiện được khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng các bộ
công nhân viên đang được lãnh đạo CÔNG TY chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt
động SXKD của CÔNG TY.
Các hoạt động kinh doanh nhà đất năm 2010 của công ty đã có nhiều cố gắng và đạt
được một số chỉ tiêu, kết quả nhất định. Cụ thể của năm 2010 so với năm 2009 :
Bảng 2:
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 7
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
1. Giá trị sản lượng Năm 2010 So với năm 2009
- Tổng doanh thu 11.027.232.000 244 %
- Số lượng hàng hoá thực hiện 10.207.312.000 248 %
- số lương hàng hoá bán được 10.895.611.000 297 %
2. Tài chính
- Lãi thực hiện 52.000.000 520 %
- Các khoản nộp ngân sách, trong 456.709.000 517 %
đó:
+ Thuế VAT 245.705.000
+ Thuế thu nhập 10.000.000
+ Thuế vốn 6.934.000
- Các khoản nộp khác
+ BHXH 197.070.000
+ BHYT 156.000.000
26.900.000
3. Lao động tiền lương
- Tổng số lao động trong danh sách 248 123 %
- Tổng số lao động thực tế làm việc 177 157 %
- Thu nhập bình quân đầu người 810.000/ng/thang
Qua số liệu 2 năm, năm 2010 so với năm 2009 ta thấy quy mô hoạt kinh doanh của
năm 2010 được mở rộng đáng kể, cụ thể: doanh thu tăng gấp 2 lần so với năm2009 điều
này chứng tỏ công ty có những nguồn hàng ổn định và tổ chức tốt công tác bán hàng và
mua hàng, áp dụng tiến bộ KHKT cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phù hợp với
thị hiếu của khách hàng.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 8
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty.
- Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước
pháp luật, trước tập thể cán bộ CNVC của công ty về việc tồn tại và phát triển cũng như
các hoạt động ký kết hợp đồng thế chấp, vay vốn, tuyển dụng nhân viên, bố trí, sắp xếp
lao động. Giám đốc công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới kinh doanh phù
hợp với nhiệm vụ của công ty.
- Phòng kế hoạch vật tư làm tham mưu cho GĐ về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm, duyệt kế hoạch với cấp trên, đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện
thắng lợi.
- Phòng kế toán, tài chính: tham mưu cho GĐ quản lý các mặt công tác tài chính, sử dụng
nguồn vốn và khai thác khả năng vốn của công ty đạt hiệu quả cao, biện pháp thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ trích nộp đối với nhà nước và luôn luôn chủ động chăm lo bằng mọi biện
pháp để có đủ vốn phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật - KCS tham mưu cho GĐ trong công tác xây dựng các tiêu chuẩn kỹ
thuật cao, các sản phẩm chất lượng năng xuất lao động, hạ giá thành hợp lý hoá kinh tế,
cải tiến kỹ thuật và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, duy trì và
từng bước nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng để đủ sức cạnh tranh với các
thành phần kinh tế khác.
- Phòng nhân chính: làm công tác hành chính, tổ chức cán bộ, lập các phương án về tổ
phù hợp với từng giai đoạn sử dụng lao động, cân đối lao động, phục vụ kinh doanh,
tham mưu về thực hiện các chế độ chính sách, xã hội đối với công nhân viên, xây dựng
và ban hành kịp thời các quy chế trên mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty phù hợp với
từng thời kỳ và phù hợp với chế độ chính sách của nhà nước.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 9
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Sơ đồ bộ máy quản lý tổ chức của công ty CP Viet Invest
Giám đốc
Phòng Phòng Văn Phòng Phòng P.
kế toán, nhân
kế phòng
kỹ Tài
tài chính
hoạch thuật vụ
chính
vật tư
1.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán
Hình thức kế toán
Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ, trung thực, kịp thời,
liên tục và có hệ thống tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của CÔNG TY. Ngoài ra
kế toán còn có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch thu chi tài chính, chế độ phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Để đảm bảo công việc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, CÔNG TY đã tổ chức
bộ máy kế toán 1 cách hợp lý nhất.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 10
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Thủ quỹ Kế toán Kế toán Kế toán
vốn bằng các đội thanh
tiền toán
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
♦ Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống
kê trong DN, tổ chức hướng dẫn và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính,
kiểm tra kế toán nội bộ, tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ, tài liệu.
♦ Thủ quỹ : Là người quản lý tiền mặt, trực tiếp thu chi tiền mặt theo các chứng từ
hợp lệ của DN, chịu trách nhiệm bảo vệ và báo cáo lượng quỹ tồn trong ngày cho kế
toán trưởng.
♦ Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác sự biến động của các
loại vốn bằng tiền, thương xuyên đối chiếu với phần hành liên quan.
♦ Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình thanh
toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phải trả.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 11
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
♦ Kế toán các đội: tùy theo năng lực và đặc điểm kinh doanh của của từng đội mà sẽ
được bố trí từ 1-3 kế toán viên có nhiện vụ theo dõi và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của đơn vị mình. Cuối mỗi tháng, quý, năm phải quyết toán với cấp trên.
1.1.4. Hình thức sổ kế toán.
Diễn giải sơ đồ:
- Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực
tiếpvào các NKCT hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
- Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân
bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi căn cứ vào các Bảng kê và NKCT có
liên quan.
- Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết căn cứ vào số
liệu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào NKCT.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 12
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
- Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên
các NKCT với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số
liệu tổng cộng của các NKCT từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
- Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ chi tiết thì được ghi trực tiếp
vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết và căn
cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng TK để đối
chiếu với sổ cái.
- Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, Bảng kê và các
Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, máy tính là một công cụ đắc lực
giúp các CÔNG TY giảm thiểu tối đa thời gian, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí. Đặc
biệt, các chương trình phần mềm kế toán đã làm cho công việc của những nhân viên kế
toán trở nên đơn giản nhưng lại hiệu quả hơn rất nhiều so với kế toán thủ công. Vì vậy
CÔNG TY đã sử dụng phần mềm kế toán unesco accounting theo trình tự luân chuyển
như sau:
Chứng từ kế toán Phần mềm Sổ kế toán
kế toán -Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán -Báo cáo tài chính
cùng loại Máy vi tính
-Báo cáo kế toán quản trị
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra.
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 13
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được tiến hành như
sau:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ
để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế
toán.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác
khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực
hiện động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
1.2. NỘI DUNG HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Vốn bằng tiền là một loại vốn có tính lưu động nhah chóng vào mọi khâu của quá
trình sản xuất. Vốn bằng tiền bao gồm:
- Tiền mặt: TK 111
- Tiền gửi ngân hàng: TK 112
- Tiền đang chuyển: TK 113
Vốn bằng tiền là loại vốn được xác định có nhiều ưu điểm nhưng đây cũng là lĩnh vực
mà kế toán thường mắc thiếu sót và để xảy ra tiêu cực cho nên cần phải tổ chức quản lý
chặt chẽ và có hiệu quả loại vốn này.
1.2.1. Nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền các nghiệp vụ thanh toán, vay ngân hàng
* Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành
của Nhà nước.
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại
vốn bằng tiền của đơn vị hàng ngày.
- Kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt nam.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại vốn bằng tiền, ngoại tệ.
* Hạch toán nguồn vốn tín dụng phải cần thuân thủ các nguyên tắc sau:
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 14
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
- Mọi khoản vay ngoại tệ phải được phản ánh theo nguyên tắc tiền tệ và đồng Việt Nam.
Trường hợp vay bằng vàng bạc, đá quý phải được phản ánh chi tiết theo từng loại về số
lượng và giá trị.
- Mọi khoản vay phải được theo dõi chi tiết theo các hình thức vay, vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn hoặc các đối tượng khác. Trong từng hình thức vay phải theo dõi cho từng
loại vay.
1.2.2. Quá trình hạch toán nghiệp vụ
* Kế toán vốn bằng tiền và tiền vay
Vốn bằng tiền là một phần của vốn lưu động và vốn khác bao gồm:
Tiền mặt: TK 111
Tiền gửi ngân hàng: TK 112
Tiền đang chuyển: TK 113
Quá trình hạch toán TK 112 được phản ánh dưới sơ đồ sau:
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 15
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Nguồn vốn tín dụng bao gồm
+ Vay ngắn hạn ngân hàng: TK 311, là loại tiền vay thời hạn không quá 9 tháng kể từ lúc
nhận tiền vay đến lúc trả. Mức lãi tiền vay phải căn cứ vào các quy định của ngân hàng
Nhà nước. Mọi khoản vay ngân hàng phải được phản ánh riêng biệt các khoản vay khác
nhau.
+ Vay đối tượng khác: TK 341 Mức lãi tính theo sự thoả thuận.
TK 311 và TK 341 đều được ghi vào NKCT số 4. Quá trình hạch toán vốn bằng
tiền và tiền vay theo hình thức NKCT được thể hiện theo sơ đồ sau:
1.2.3. Nội dung hoạch toán vốn bàng tiền của công ty CP Viet Invest
a. Kế toán quỹ tiền mặt
Trình trự hoạch toán quỹ tiền mặt
Sơ đồ hoạch toán quỹ tiền mặt
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 16
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
b.Hạch toán tiền gửi ngân hàng
Giấy nộp tiền
Ngày 7 tháng 2 năm 2002
Người nộp: Trịnh Hoài Anh
Địa chỉ: công ty CP Viet Invest TK có
Người nhận:
Số: 710 A. 00023
Địa chỉ:
Số tiền:
Nộp tại: Ngân hàng công thương
36.000.000
Đống Đa
Nội dung nộp: Trả nợ gửi
Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu đồng chẵn.
Ngân hàng B gửi ngày 12/2 Trả tiền 14/2/2002
Người nhận Thủ quỹ Kế toán Kiểm soát
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 17
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Giấy nộp tiền
Ngày 7 tháng 2 năm 2002
Người nộp: Trịnh Hoài Anh
Địa chỉ: công ty CP Viet Invest TK có
Người nhận:
Số: 710 A. 00023
Địa chỉ:
Số tiền:
Nộp tại: Ngân hàng công thương
36.000.000
Đống Đa
Nội dung nộp: Trả nợ gửi
Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu đồng chẵn.
Ngân hàng B gửi ngày 12/2 Trả tiền 14/2/2002
Người nhận Thủ quỹ Kế toán Kiểm soát
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Uỷ nhiệm chi
Ngày 14 tháng 2 năm 2002
Tên đơn vị trả tiền: Ngân hàng
TK Nợ: 011B.00023
Công thương Đống Đa
Số TK: 011B.00023
TK Có: 710A.00023
Tại : NHCT Đống Đa
Số tiền bằng số:
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN
36000000 Page 18
36.000.000
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Tên người nhận: công ty CP Viet Invest
Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu đồng chẵn
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Kế toán trưởng Ghi rõ 12/2/2000 Ghi rõ 14/2/2002
(Ký, họ tên) Kế toán trưởng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu chuyển khoản
Ngày29/2/2000
Tên TK Nợ: Tổng Cty BCVT Việt Nam Nợ: 011B.00023
Tên TK có: Vay ngắn hạn
STK: 710A.00023
Số tiền: Chín mươi triệu đồng
Có:
Trích yếu: Thu nợ khế ước16/5/1999
STK: 011B.00023
Số tiền bằng số:
90.000.000
Người lập phiếu Kiểm soát Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ngân hàng
(Ký, đóng dấu)
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 19
BÁO CÁO KIẾN TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
2.1. KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:
2.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ bao gồm : Tiền mặt ( 111), TGNH( 112), Tiền
đang chuyển (113). Cả ba loại trên đề có tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim
khí quý. Mỗi loại vốn bằng tiền đều sử dụng vào những mục đích khác nhau và có yêu
cầu quản lý từng loại nhằm quản lý chặt chẽ tình hình thu chi và đảm bảo an toàn cho
từng loại sử dụng có hiệu quả tiết kiệm và đúng mục đích.
2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
Kế toán phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác kịp thời những khoản thu chi và tình hình còn lại của từng loại vốn
bằng tiền, kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc quản lý các loại vốn bằng tiền nhằm đảm
bảo an toàn cho tiền tệ, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền
mặt trong kinh doanh.
- Giám sát tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn bằng tiền, kiểm tra việc chấp
hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vốn bằng tiền, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và có hiệu
quả cao . Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các ngân
hàng và các khoản tiền đang chuyển ( kể cả nội tệ, ngoại tệ, ngân phiếu, vàng bạc, kim
khí quý, đá quý)
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua do ngân hàng nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.
Để phản ánh và giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ
sau :
PHẠM THỊ HẢO-LỚP KẾ TOÁN Page 20