Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại công ty đầu tư và phát triển công nghệ vtc intecom

  • 102 trang
  • file: .doc

đang tải dữ liệu....

Tài liệu bị giới hạn, để xem hết nội dung vui lòng tải về máy tính.

Tải xuống - 102 trang

Nội dung text: Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại công ty đầu tư và phát triển công nghệ vtc intecom

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG I . GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA
PHƯƠNG TIỆN VTC VÀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VTC
INTECOM 7
I. Tổng quan về tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển 7
2. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC 8
3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC10
II. Vài nét tổng quan và cơ cấu tổ chức của công ty đầu tư và phát triển công nghệ VTC
Intecom 10
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VTC INTECOM 14
I. Nội dung cơ bản hoạt động đấu thầu tại công ty 14
1. Các hình thức đấu thầu 14
2. Phương thức thực hiện đấu thầu 17
3. Hình thức hợp đồng 18
II. Quy trình tổ chức đấu thầu tại công ty 18
1. Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đầu tư của công ty. 18
2. Quy trình đấu thầu được tổ chức tại công ty 21
2.1. Chuẩn bị đấu thầu......................................................................................................................................23
2.2. Tổ chức đấu thầu........................................................................................................................................28
2.3. Mở thầu và xét thầu....................................................................................................................................29
2.5. Công bố kết quả đấu thầu...........................................................................................................................33
2.6. Thương thảo và hoàn thiện hợp đồng.........................................................................................................33
2.7. Kí kết hợp đồng...........................................................................................................................................34
II. Thực trạng hoạt động đấu thầu diễn ra tại công ty 34
1. Thực trạng hoạt động đấu thầu năm 2007 36
2. Thực trạng hoạt động đấu thầu năm 2008 40
3. Gói thầu tiêu biểu cho hoạt động đấu thầu của công ty trong 2 năm qua 45
3.1. Giới thiệu chung về dự án và gói thầu: 45
3.2. Quá trình tổ chức đấu thầu của gói thầu 46
THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG 47
3.3. Nhận xét về quá trình tổ chức đấu thầu cùa gói thầu 66
4. Tổng kết kết quả thực hiện đấu thầu tại công ty trong 2 năm qua 4.1 Những kết quả đạt được
68
4.2 Những tồn tại...............................................................................................................................................71
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU
Ở CTY VTC INTECOM 74
I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 74
II. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại công ty 75
1. Có thể lựa chọn thêm những hình thức đấu thầu mới 75
2. Lập kế hoạch đấu thầu một cách chi tiết và hợp lí 78
3. Chuẩn bị tốt hồ sơ mời thầu 79
1
4. Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu sớm và tiến hành thông báo mời thầu rộng rãi hơn
83
5.. Đào tạo, bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác đấu
thầu 85
KẾT LUẬN 102
2
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, hòa nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã thu được những
thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh
được đẩy mạnh, tính cạnh tranh giữa các thành phần, tổ chức kinh tế cũng được
nâng cao, tạo nên một nền móng phát triển kinh tế vững chắc, tạo tiền đề hoàn
thiện nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chóng. Qua đấy có thể thấy rõ được
cạnh tranh là một yếu tố tồn tại, đồng hành và phát triển tất yếu trong nền kinh tế
thị trường, có cạnh tranh mới có tồn tại.
Thực tế trong những năm gần đây ở nước ta, đấu thầu đã và đang
vươn lên để tự khẳng định là một phương thức hữu hiệu trong việc góp phần tạo ra
môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế. Ra đời khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước với quy luật cạnh tranh chi phối mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh, phương thức đấu thầu ngày càng được áp dụng rộng rãi và phát
triển không ngừng trong các lĩnh vực kinh tế cũng như trong các tổ chức kinh tế
mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế cũng như cho toàn xã hội.
Là một công ty trực thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện
VTC, trực thuộc bộ thông tin và truyền thông, công ty đầu tư và phát triển công
nghệ VTC Intecom cũng không đứng ngoài các yêu cầu tất yếu cũng như guồng
quay của nền kinh tế. Với tính chất, yêu cầu cũng như lợi ích kinh tế trong quá
trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty VTC Intecom cũng đã bước đầu áp
dụng phương thức đấu thầu vào trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên hình thức đầu thầu là một hình thức hoạt động tương đối mới mẻ và thời
gian thành lập và hoạt động của công ty còn tương đối non trẻ vì vậy việc tổ chức
3
các hoạt động đấu thầu tại công ty vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết
về cả phương diện lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
Để công tác đấu thầu ngày càng hoàn thiện, phát huy được những ưu
điểm vốn có của nó và để góp phần mang lại hiệu quả cao cho các gói thầu được
tiến hành tại công ty trong thời gian tới. Sau một thời gian được thực tập tại Phòng
kế hoạch và Đầu tư, công ty VTC Intecom, trên cơ sở vận dụng những kiến thức
chuyên nghành đã được tiếp thu trên giảng đường cùng sự chỉ bảo hướng dẫn tận
tình của PGS. TS. Từ Quang Phương cũng như các anh chị trong phòng Kế hoạch
Đầu tư, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại công
ty đầu tư và phát triển công nghệ VTC Intecom” làm đề tài báo cáo chuyên đề
thực tập.
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương chính
CHƯƠNG I . GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG
TIỆN VTC VÀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VTC INTECOM
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY ĐẦU T Ư
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VTC INTECOM
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU Ở CTY
VTC INTECOM
Do thời gian có hạn và khả năng nhận thức còn hạn chế nên em chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Vì vậy kính mong các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng Kế hoạch và Đầu tư
đóng góp, bổ sung ý kiến để em rút kinh nghiệm để bài viết này được hoàn thiện
hơn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế đầu tư đặc biệt là thầy giáo PGS. TS. Từ
4
Quang Phương. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các anh chị trong phòng Kế
hoạch và đầu tư trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi đề em có thể thoàn
thành tốt kì thực tập của mình và các anh chị cũng đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp
cho em các tài liệu cũng như giúp em tiếp cận với thực tiễn, điều này có ý nghĩa
hết sức thiết thực trong sự nhận biết mối liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp
em hoàn thành được chuyên đề này.
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HSMCHCT Hồ sơ mời chào hàng cạnh tranh
HSCHCT Hồ sơ chào hàng cạnh tranh
TMT Thư mời thầu
TCĐG Tiêu chuẩn đánh giá
6
CHƯƠNG I . GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC VÀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VTC INTECOM
I. Tổng quan về tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty VTC là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị
Phát thanh - truyền hình thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam được thành lập
tháng 2 năm 1988 theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Thông tin.
Tháng 9 năm 1992 xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và
Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO) thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.
Tháng 11 năm 1993 Công ty INTEDICO được chuyển thành Công ty
đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam trên cơ sở sát nhập thêm
Công ty TELEXIM và Công ty RATIMEX của Đài Truyền hình Việt Nam theo
quyết định số 918- QĐ/TC-THVN ngày 10 tháng 12 năm 1996 của Đài truyền hình
Việt Nam.
Từ tháng 7 năm 2003, công ty VTC chuyển từ Đài Truyền hình Việt
Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông theo quyết định số 129/2003/QĐ-
TTg ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới sắp xếp
lại doanh nghiệp nhà nước.
Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), tên giao dịch quốc
tế là Vietnam Multimedia Corporation được thành lập theo quyết định số
192/2005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển
Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ Truyền hình Việt Nam thành Tổng Công
7
ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ -
Công ty con và quyết định số 01/2006/QĐ-BBCVT ngày 04/01/2006 của Bộ Bưu
chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc thành lập Tổng
công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con.
2. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC
Phòng nhân sự Đài truyền hình VTC Intecom
KTS VTC
Phòng tài chính & VTC Online
Văn phòng đại VTC WiMax
kế toán
diện VTC tại
VTC Mobile TV
Phòng kế hoạch& TPHCM
VTC Digicom
đầu tư Văn phòng đại
VTC Telecom
diện VTC tại Đà
Phòng hành chính
Nẵng
Phòng kĩ thuật
8
Hiện nay Tổng công ty VTC có các phòng ban chức năng, tham mưu,
giúp việc và 30 đơn vị thành viên, trong đó có 15 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 02
công ty TNHH một thành viên và 03 công ty đã cổ phần hoá. Nhân sự VTC tính
đến năm 2008 có trên 2000 nhân viên, độ tuổi trung bình 26,7
Các công ty con trực thuộc Tổng công ty VTC:
 Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC
 Công ty Đầu tư và phát triển CNTT Intecom
 Công ty Truyền hình di động VTC mobile
 Công ty TNHH 1 thành viên Giải pháp công nghệ truyền thông VTC
 Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Trung VTC
 Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Nam VTC
 Công ty cổ phần Phát triển truyền hình, truyền thông VTC
 Công ty cổ phần Kinh doanh thiết bị truyền thông VTC
 Công ty cổ phần Điện tử truyền thông VTC
 Công ty cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp VTC
 Công ty cổ phần Dịch vụ hợp tác quốc tế
 Công ty cổ phần Chuyển giao công nghệ truyền hình – viễn thông VTC
 Công ty cổ phần Kinh doanh, sản xuất các chương trình quảng cáo và giải trí
truyền hình VTC
 Công ty cổ phần Truyền thông Hữu Nghị
 Trường truyền thông VTC
9
3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng công ty truyền thông đa phương
tiện VTC
Tổng công ty hoạt động kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính: Truyền
hình, dịch vụ số, viễn thông. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cụ thể của Tổng
công ty trong thời gian qua bao gồm
Truyền thông Dịch vụ số Dịch vụ viễn thông
Sản xuất truyền hình Games online VoIP
Báo, tạp chí Dịch vụ web PSTN
Internet TV Thanh toán online Wimax
Mobile TV Chăm sóc khách
hàng
GTGT trên mobile
II. Vài nét tổng quan và cơ cấu tổ chức của công ty đầu tư và phát triển công
nghệ VTC Intecom
1. Vài nét tổng quan, lĩnh vực hoạt động của công ty đầu tư và phát triển công nghệ
VTC Intecom
VTC Intecom là một trong 30 đơn vị thành viên trực thuộc tổng công
ty đầu tư và phát triển công nghệ VTC. Công ty được thành lập ngày 2/1/2006 theo
quyết định của Tổng giám đốc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC.
Trụ sở chính của công ty đặt tại tòa nhà 46, ngõ 230, Lạc Trung, Hà Nôi. Chi
nhánh phía Nam đựơc đặt tại số 19, Phó Đức Chính, Q1, TP. HCM.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là các dịch vụ số như:
10
Dịch vụ Online
Dịch vụ thanh toán, chuyển khoản Online
Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động
Kinh doanh viễn thông
Là một trong những công ty đi đầu cả nước về hoạt động kinh doanh
và phát triển dịch vụ số, công ty VTC Intecom đã đạt được khá nhiều thành công
cũng như gặp không ít thách thức trong thời đại kinh tế hiện nay. Tuy vậy, phương
châm hoạt động cũng như slogan của công ty luôn là kim chỉ nam trong mọi hoạt
động kinh doanh của công ty trong thời gian qua “Dịch vụ số, kết nối cộng đồng”
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong hơn 3 năm
đi vào hoạt động, có thể thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của công ty , với tốc độ
phát triển hơn 200%/ năm. Những thông tin cơ bản về tình hình hoạt động trong
thời gian quac của công ty
 Thị phần
Dẫn đầu thị phần dịch vụ số, games online với thị phần
chiếm tới hơn 32%
Hơn 13 triệu tài khoản đăng kí và có trên 8.5 triệu tài
khoản người dung đã đựoc kích hoạt. Số lượng người dùng dịch vục
của công ty cùng lúc trong 1 thời điểm cao nhất là trên 250 ngàn
người.
 Dịch vụ
Hơn 45.000 tiệm Net đã kết nối với hệ thống mạng hoạt
động của công ty
11
Các trạm IDC đặt tại Hà Nội và TP. HCM có tổng dung
lượng đường truyền lên với 9 GB, được kết nối trực tiếp tới các
VNNIC, có khả năng đáp ứng với nhu cầu cũng như đòi hỏi của dịch
vụ trạm máy phục vụ cho các dịch vụ online
 Kênh thanh toán
Hình thức thanh toán VCoin đã được phổ biến rộng rãi
trên cộng đồng mạng và được quy đổi là đơn vị tiền ảo trong các
game cũng như các dịch vụ của công ty
Phương thức thanh toán đa dạng và phong phú: SMS,
EBanks, PP card, kênh 1990, POS, PayPal…
2. Cơ cấu tổ chức của công ty VTC Intecom
Tính thời điểm hiện tại, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty
đã lên tới hơn 300 người với nhiều vị trí công tác khác nhau trong các phòng ban.
Mô hình tổ chức của công ty được phân chia với ban giám đốc bao gồm 1 giám
đốc điều hành cùng với 4 phó giám đốc phụ trách các mảng công việc khác nhau
cùng với các phòng ban chuyên môn: phòng Kế hoạch và đầu tư, Phòng kế toán,
phòng Hành chính sự nghiệp, phòng Phát triển công nghệ, phòng chăm sóc khách
hàng…..
Mô hình tổ chức của công ty VTC Intecom được thể hiện rõ trong mô
hình sau
12
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc
(Dịch vụ Online) (Dịch vụ số) (Hành chính) (Đầu tư)
)
Phòng Kế Phòng Hành Phòng Chăm
hoạch và Đầu Phòng Kế toán chính sự nghiệp sóc khách hàng

13
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI
CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VTC INTECOM
I. Nội dung cơ bản hoạt động đấu thầu tại công ty
1. Các hình thức đấu thầu
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đặt ra cho công ty trong quá trình hoạt
động và sản xuất kinh doanh của mình và căn cứ theo Luật đấu thầu số
61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội cũng như Nghị định 58/2008/NĐ-
CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu . Công ty và
tổng công ty đã lựa chọn 3 hình thức đấu thầu chính để phục vụ cho công tác đấu
thầu của công ty trong thời gian qua.
 Đấu thầu cạnh tranh rộng rãi
Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng
nhà thầu tham gia và có tính cạnh tranh cao nhất. Hình thức này được áp dụng đối
với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị gói thầu không lớn
và các điều kiện thực hiện không có yêu cầu đặc biệt phức tạp, nhiều nhà thầu có
khả năng đáp ứng các yêu cầu mà bên mời thầu đặt ra. Bên mời thầu phải cung cấp
hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời
thầu không được nêu bất cứ một điều kiện nào nhắm hạn chế sự tham gia của nhà
thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh
không bình đẳng.
Hình thức đấu thầu này được sử dụng nhiều trong các gói thầu mua
sắm hàng hóa có giá trị gói thầu dự toán lớn hơn 2 tỷ đồng của công ty trong thời
gian qua. Đây cũng chính là hoạt động đầu tư chủ yếu của công ty nhằm phục vụ
tốt nhất cho nhu cầu bảo dưỡng và nâng cấp các hệ thống máy móc thiết bị, các
trạm thiết bị sever đảm bảo tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
14
Với việc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong các gói thầu mua
sắm hàng hóa thiết bị, công ty sẽ có thể tiếp cận 1 cách nhanh chóng và chính xác
nhất với những nhà thầu có kinh nghiệm, có khả năng đáp ứng được những yêu cầu
của gói thầu đã đặt ra. Ngoài ra thông qua đấu thầu, công ty có thể tiếp cận được
với những thiết bị mới có tính năng tiên tiến, hiện đại, một trong những yêu cầu cơ
bản trong hoạt động kinh doanh kĩ thuật số hiện nay. Áp dụng đầu thầu rộng rãi
cũng giúp cho công ty đám bảo đựoc 1 cách tốt nhất các yêu cầu công bằng, cạnh
tranh giữa các nhà thầu khác nhau.
 Chào hàng cạnh tranh
Đây chính là một dạng thức khác của hình thức cạnh tranh rộng rãi.
Hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kĩ thuật đơn giản
với giá trị dự toán của gói thầu nhỏ. Bên mời thầu gửi yêu cầu chào hàng tới các
nhà thầu. Nhà thầu sẽ cung cấp bảng báo giá cho bên mời thầu 1 cách trực tiếp
hoặc là qua fax và đường bưu điện. Hình thức đấu thầu này yêu cầu phải có ít nhất
3 bảng báo giá chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau
Đối với công ty, hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với
những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu thấp hơn 2 tỷ đồng và các
hàng hóa mua sắm được yêu cầu trong gói thầu đều là những hàng hóa thông dụng,
có sẵn trên thị trường với những tính năng kĩ thuật đã được chuẩn hóa và tương
đương nhau về mặt chất lượng.
Việc áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh đối với những gói thầu
có giá trị nhỏ và yêu cầu kĩ thuật của hàng hóa đơn giản giúp cho công ty vẫn có
thể đảm bảo được các yêu cầu về mặt kĩ thuật của hàng hóa cần mua sắm. Tính
năng kĩ thuật của loại hàng hóa cần cung cấp bổ thường là đã được chuẩn hóa và
tương đương nhau về mặt chất lượng chính vì vậy chất lượng hàng hóa được cung
15
cấp bởi các nhà thầu cũng sẽ được kiểm soát một cách chính xác. Với những gói
thầu có giá trị dự toán gói thầu nhỏ, áp dụng hình thức đấu thầu chào hàng cạnh
tranh cũng sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí tổ chức đấu thầu không cần
thiết. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện gói thầu cũng được tiết kiệm, việc lựa chọn
nhà thầu sẽ diễn ra nhanh chóng và đảm bảo về mặt kĩ thuật giúp cho việc thực
hiện mua sắm sớm hoàn thiện phục vụ tốt nhất cho hoạt động của công ty.
 Chỉ định thầu
Bên mời thầu lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu có những
đặc điểm sau: phải được tiến hành ngay(không thể kéo dài thời gian lựa chọn nhà
thầu, thông thường là trong các trường hợp sửa chữa khắc phục sự cố); giá trị công
việc nhỏ, yêu cầu kĩ thuật rất đơn giản; công việc có tính thử nghiệm nên có tính
rủi ro cao…
Trong suốt thời gian hoạt động qua, hình thức chỉ định thầu được
công ty sử dụng một cách hạn chế, chỉ được áp dụng trong những tình huống đặc
biệt. Hình thức này được áp dụng với những gói thầu xây lắp có giá trị dự toán gói
thầu dưới 1 tỷ đồng và các gói thấu tư vấn có giá trị dự toán dưới 500 triệu đồng.
Áp dụng hình thức chỉ định thầu trong các gói thầu tư vấn và xây lắp có giá trị nhỏ
là cách thức làm giảm thiếu đến mức tối đa sự lãng phí khi tổ chức đấu thầu. Đối
với những gói thầu này thì việc tổ chức đấu thầu không mang lại hiệu quả cao do
giá trị gói thầu tương đối thấp trong khi đó thì chi phí để tổ chức đấu thấu lại cao
khiến cho hiệu quả nếu tổ chức đấu thầu mang lại là không cao.
Tuy nhiên hình thức chỉ định thầu cũng có những hạn chế nhất định.
Trong đó quan trọng nhất là việc ra quyết định chỉ định nhà thầu thực hiện gói thầu
sẽ bị tác động, ảnh hưởng của một số những yếu tố chủ quan nhất định. Bên cạnh
16
đó việc không được tiếp cận với nhiều nhà thầu khác nhau với những khả năng và
kinh nghiệm đa dạng khác nhau thì việc lựa chọn được 1 nhà thầu có đủ khả năng
thực hiện được gói thầu cũng đặt ra nhiều vấn đề cho những cán bộ tổ chức đầu
thấu của công ty. Chính vì vậy hình thức chỉ định thầu rất hạn chế đượ sử dụng
trong các gói thầu trong thời gian qua.
2. Phương thức thực hiện đấu thầu
Qua phân tích hoạt động đấu thầu của công ty trong các năm qua, ta
có thể thấy số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa trang thiết bị máy móc chiếm
tỉ trọng lớn. Xuất phát từ chính đặc điểm này của các gói thầu mua sắm hàng hóa
trang thiết bị, trong các cuộc đấu thầu cạnh tranh rộng rãi và chào hàng cạnh tranh,
công ty thường lựa chọn phương thức thực hiện đấu thầu 1 túi hồ sơ 1 giai đoạn.
Phương thức thực hiện đấu thầu 1 túi hồ sơ 1 giai đoạn yêu cầu nhà
thầu khi tham gia dự thầu nộp đề xuất kỹ thuật (cách tiến hành công việc) và đề
xuất tài chính (giá cả cụ thể và phương thức thanh toán) trong cùng 1 túi hồ sơ.
Thông thường trong các gói thầu mua sắm trang thiết bị của công ty,
chủng loại hàng hóa là các thiết bị công nghệ có những tiêu chuẩn đánh giá về mặt
công nghệ đã được tiêu chuẩn hóa và khá chi tiết. Bên cạnh đó thì các phương án
về mặt kĩ thuật của các loại hàng hóa trong gói thầu không quá phức tạp và đa
dạng. Chính vì vậy với việc lựa chọn phương thức thực hiện 1 túi hồ sơ 1 giai
đoạn, việc đánh giá các nhà thầu các phương án thực hiện về mặt kĩ thuật vẫn được
đảm bảo. Ngoài ra với phương thức này công ty có thể giảm bớt được thời gian
xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, cũng như giảm bớt thời gian
thương thảo với các nhà thầu về mặt kĩ thuật, góp phần thúc đấy nhanh việc lựa
chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng.
17
3. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng được công ty lựa chọn, đặt ra đối với các nhà dự
thầu trong hồ sơ mời thầu của mỗi gói thầu là hợp đồng trọn gói không điều chỉnh
về giá. Với hình thức hợp đồng này, khi một nhà thầu đã được lựa chọn là người
trúng thầu thì nhà thầu có trách nhiệm với công ty trong việc cung cấp đủ số lương
mặt hàng và giá cả theo đúng với giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu. Bên cạnh đó,
nhà thầu cũng phải chịu trách nhiệm trong việc lắp ráp, hướng dẫn sử dụng và có
trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ bảo hành với các loại chủng loại hàng hóa
mà mình cung cấp
Trong các gói thầu mua sắm, với tư cách là bên mời thầu, trong mỗi
gói thầu, công ty có thể xác định rõ được số lượng và những yêu cầu cơ bản về mặt
cơ bản của mặt hàng thiết bị cần mua từ phía các nhà thầu. Chính vì vậy việc áp
dụng hình thức hợp đồng này có thể giúp cho công ty đảm bảo được quyền lợi của
mình với tư cách là một khách hàng của nhà thầu đã trúng thầu. Bên cạnh đó với
tính chất là hợp đồng không điều chỉnh về giá nên giá thanh toán của công ty đối
với bên cung cấp chính là giá đã trúng thầu, giá này khong phụ thuộc vào biến
động lên xuống của giá cả thị trường. Đây chính là một trong những yếu tố quan
trọng giúp cho việc thực hiện của gói thầu được tiến hành một cách thuận lợi và
nhanh chóng, đảm bảo được tiến độ kế hoạch gói thầu công ty đã đặt ra.
II. Quy trình tổ chức đấu thầu tại công ty
1. Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đầu tư của công ty.
Dựa vào nhu cầu thực tế trong hoạt động sản xuất của công ty trong
từng thời điểm cũng như yêu cầu đặt ra của mỗi đơn vị trong công ty, Phòng Kế
hoạch đầu tư sẽ là bộ phận có trách nhiệm khảo sát thực tế, đưa ra những đánh giá
18
tổng quan nhất và từ đó xây dựng lên những dự án đầu tư của công ty. Sau khi đã
xây dựng được dự án đầu tư của công ty, phòng Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào
quy mô cũng như tính chất của từng dự án cụ thể sẽ chia dự án thành các gói thầu
nhỏ, xây dựng lên kế hoạch đấu thầu cụ thể cho dự án. Dự án đầu tư cũng như kế
hoạch đấu thầu cụ thể sẽ được trình lên ban Quản lí dự án của tổng công ty. Dựa
trên bản kế hoạch đấu thầu đã được trình lên, ban dự án của Tổng công ty sẽ có
công văn chỉ đạo hướng dẫn các điều chỉnh cũng như ra các công văn quyết định
thông qua kế hoạch thực hiện công tác đấu thầu của công ty. Đây chính là một quy
trình mang tính bắt buộc đã được quy định trong luật, là công cụ quản lý hoạt động
đấu thầu của nhà nước với Tổng công ty nói chung và công ty Intecom nói riêng.
Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án là việc phân chia các nhu cầu mua sắm của
dự án thành các gói thầu và xác định đặc điểm của từng gói thầu như giá trị dự
toán, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, hình thức hợp đồng, tiến
độ thực hiện…
Việc lập kế hoạch đầu tư cụ thể, chính xác và chi tiết giúp cho công ty
có thể phân chia dự án thành các gói thầu một cách hợp lí nhằm đáp ứng được các
yêu cầu về chi phí, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án. Đây cũng chính là
cơ sở để công ty phê duyệt các kết quả đấu thầu của các gói thầu sau này.
Quá trình lập kế hoạch đấu thầu được công ty triển khai theo nguyên
tắc từ tổng thể tới chi tiết và bao gồm có 3 bước như sau:
Bước thứ nhất: Phân loại nhu cầu mua sắm của dự án. Dựa vào đặc
điểm của nhu cầu mua sắm hàng hóa, dự án đầu tư của công ty được chia thành 3
loại nhu cầu mua sắm hàng háo hay ba mảng công việc: mảng công việc tư vấn,
mảng công việc mua sắm hàng hóa trang thiết bị và mảng công việc xây lắp.
19
Bước thứ hai: Phân chia từng mảng công việc thành các gói thầu. Mỗi
mảng công việc gồm một hoặc nhiều nhu cầu mua sắm khác nhau. Dựa vào đặc
điểm cụ thể của từng nhu cầu mua sắm công ty phân chia mảng công việc thành
một hoặc nhiều gói thầu. Các gói thầu tại công ty trong thời gian qua được phân
chia theo các nguyên tắc cụ thể:
- Bảo đảm các gói thầu được thực hiện theo đúng tiến độ, phù hợp với
những quy định hiện hành của pháp luật trong đầu tư.
- Giảm thiểu đến mức tối đa những tác động ảnh hưởng, chi phối lẫn
nhau của các gói thầu làm ảnh hưởng đến chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, thời gian
triển khai, v.v...
- Các gói thầu được phân chia theo cùng tính chất công việc kinh
doanh, chủng loại thiết bị công nghệ, các mối liên quan ràng buộc chặt chẽ lẫn
nhau không thể tách rời, thời gian thực hiện (nếu dự án phân chia các bước thực
hiện).
- Bảo đảm khả năng cạnh tranh cao đối với các gói thầu được phân
chia, giảm thiểu những bất lợi phát sinh trong quá trình đấu thầu.
- Bảo đảm tính chủ động, linh hoạt cho chủ đầu tư trong việc quản lý,
tổ chức thực hiện đấu thầu.
Bước thứ ba: Xác định đặc điểm của từng gói thầu. Với mỗi gói thầu đã
được phân chia ở bước thứ hai, công ty sẽ tiến hành công việc xác định giá trị ước
tính của gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, loại hợp
đồng sẽ được áp dụng cũng như tiến độ thực hiện gói thầu. Nội dung của mỗi gói
thầu đã được phân chia phải bao gồm:
Tên gói thầu
20