Nội dung text: Ảnh hưởng của phật giáo ở việt nam hiện nay
Tiểu luận triết học
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học Ấn Độ ra đời khá sớm và là một nền triết học chịu ảnh
hưởng lớn của tư tưởng tôn giáo. “Triết học Ấn Độ tập trung lý giải và thực
hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt
tới sự “giải thoát” tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần
vũ trụ”[1 ; 27]. Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên và được
xây dựng trên một niềm tin từ đức Phật, tức từ biển lớn trí tuệ và từ bi của
Siddharta. “Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng
sự phân tích nhân-quả. Theo Phật giáo nhân-quả là một chuỗi liên tục
không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan
hệ nhân-quả này phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết
quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác”[1 ;
29]. Trong Phật giáo cũng có những giá trị và hạn chế nhất định. Phật giáo
hướng chúng sinh tới sự giải thoát có giá trị thiết thực và nhân bản sâu sắc.
Phật dạy con người phải sống với hiện tại, nhận ra sự khổ đau để đối mặt
vượt qua. Tuy nhiên, Phật giáo lại soi xét vấn đề ở góc độ duy tâm. Nhiều
kẻ xấu lợi dụng vấn đề đó để tạo dựng những điều ma quái đặc biệt là mê
tín dị đoan làm ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân.
Phật giáo không ít thì nhiều đều ảnh hưởng hầu hết đến các nước phương
Đông về nhiều mặt. Trong đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư
tưởng Phật giáo cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Để làm rõ những giá trị,
hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam hiện nay chúng ta
nghiên cứu đề tài này, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào
thực tại.
1
Tiểu luận triết học
B. NỘI DUNG
1.Giá trị và hạn chế của Phật giáo
1.1 Giá trị của Phật giáo
Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực, gần gũi phù hợp
với mọi tầng lớp trong xã hội bởi lẽ con người là đối tượng giáo dục của
Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến
chân hạnh phúc, đến để thấy được giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại.
Vì thế kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao “khi sự
trung thực hướng về con người mô tả phát hiện soi sáng bao tình cảm khát
vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về
cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản” [2 ; 41].Giá
trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá
con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục
nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang
tràn trong hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi
thực, đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy
nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải
pháp nào đúng cả. Đức Phật không muốn giải quyết những câu hỏi hay
những việc làm không cần thiết cho con người, mà Ngài luôn dạy rõ chúng
ta phải nhận chân sự thật khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau, tiếp
nhận sự thật để tự giải cứu mình ra khỏi khổ đau. Thế nên, giáo dục Phật
giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của sự sống vượt lên giá trị
suy tư và cả giá trị văn hóa truyền thống. Hệ thống kinh điển của đạo Phật
luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện tại, nhận
chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá trị
sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh
trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự
sống thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục
Phật giáo là: “Một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người
2
Tiểu luận triết học
làm chủ, sống lơi ích cho bản thân và cho xã hội, đập vỡ mọi ách trói buộc
bên trong và bên ngoài” [3 ; 73].
Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ
một hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao
vậy? Tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội, là tập khởi của
khổ đau; đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh
phúc. Hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau.
Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh
phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Hãy là nơi nương tựa
của chính mình”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản.
Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với
những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người
với con người và giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống
nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối
tượng nào hay một sự vật nào cả. Trong bất cứ tình huống nào con người
cũng phải làm chủ nghĩa là tự mình làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh,
trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. Đạo Phật muốn con người
tự làm chủ mình, tự tại, không nô lệ vào bất cứ đối tượng nào; bằng trí tuệ,
bằng kiến thức, bằng quan điểm đúng đắn, bằng cái nhìn chân thật, con
người tự định hướng cho chính mình, tự mình đi ra khỏi khổ đau. Cái giá
trị lớn lao là đánh giá trong thực tại cuộc sống của con người, hướng con
người đến chỗ an lạc, chỉ có con người xác quyết một niềm tin chân chánh,
tin tưởng chính mình, mình chính là hòn đảo không bị chìm đắm trong đại
dương phiền muộn của dục vọng, không bị chôn vùi trong hiện tại. Sống
với hiện tại là cách sống tốt nhất, thiết thực nhất đối với vấn đề đoạn tận
khổ đau, xây dựng đời sống hạnh phúc.
Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn
minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để
san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Phật Giáo kêu gọi mọi
3
Tiểu luận triết học
người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người dang
rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm tư lại. Hãy
phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái ta ích kỷ, nhỏ hẹp để được
yêu vũ trụ rộng lớn. Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại
với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau
bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội. Tư
tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới
của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng
nên tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân
dân ta.
1. 2 Hạn chế của Phật giáo
Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta đi sâu phân tích tác phẩm “ Phê
bình Phật giáo” của Nguyến An Ninh. Tác phẩm là sự tiếp nối các quan
điểm tôn giáo học Macxit trong tác phẩm “Tôn giáo” của ông xuất bản
năm 1932. Nguyến An Ninh tiếp nhận tư tưởng của Các Mác khi lý giải về
nguồn gốc căn nguyên làm xuất hiện tôn giáo, trong đó ông tập trung làm
rõ nguồn gốc xuất hiện của sự ra đời Phật giáo. “Xã hội Ấn Độ lúc ấy chia
ra bốn đẳng cấp…Tôi đã có dịp nói tới trong tác phẩm “Tôn giáo” xuất bản
năm 1932…Đã vậy, Ấn Độ lại bị xâm lược nhiều phen… Tại xứ sinh đẻ
của Thích Ca mùa màng đặng thất không chừng ruộng lúa, vườn đậu lắm
khi hạn hán trở thành đất hoang. Cho đến nay sự sống khổ của dân đen bên
Ấn Độ chắc cũng không có xứ nào bằng” [4 ; 383]. Nguyễn An Ninh cho
rằng cho rằng Phật giáo là một triết lý khẳng định “sống là khổ” và lý giải
nguồn gốc quan niệm khổ đó. “Nói đến sống khổ ta lại nhớ Phật giáo sinh
500 năm trước tạo Giato” [4 ; 382] và ông khẳng định tại Vit Nam các
nguồn gốc xuất hiện tương tự Ấn Độ. Hơn thế dưới chế độ thực dân phong
kiến nhân dân Việt Nam còn bị nhiều nỗi khổ đè nặng, đó là nguồn gốc nảy
sinh nhu cầu tôn giáo “nên chỉ Phật giáo còn là nơi họ tìm đến”. “Phật giáo
4
Tiểu luận triết học
ngày nay tôi đã có dịp nói đến nó là một cái nhà thương để chứa cả trăm
ngàn thứ người bệnh vì khổ với sự sống” [4 ; 380]. Một trong những nguồn
gốc dẫn đến tôn giáo là do đặc điểm của quá trình nhận thức của con người
đi từ trực quan cảm tính đến tư duy trừu tượng. Khi tư duy con người trong
quá trình nhận thức sáng tạo đó tạo ra những khả năng xuất hiện các quan
niệm duy tâm siêu hình, xa rời cơ sở hiện thực. Đấy chính là quá trình tuyệt
đối hóa, cường điệu hóa mặt chủ thể của con người hay hình thức chủ quan
của nó, biến nó thành quan niệm trừu tượng thuần túy không còn dính với
nội dung khách quan, không còn nội dung hiện thực, rời khỏi cơ sở thế
gian. Ông đứng vững trên quan điểm khách quan khoa học của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để vạch ra được ranh giới
giữa cái hợp lý và cái sai lầm trong nội dung giáo lý căn bản của Phật giáo,
chỉ ra một trong những nguồn gốc nhận thức sai lầm hình thành nên Phật
giáo chính là các quan điểm bản thể luận, nhận thức luận duy tâm. Ông chỉ
ra vì Phật giáo là duy tâm nên phương pháp của Đức Phật không thể cứu
khổ cho con người
Trên cơ sở phân tích khái niệm “vô ngã” nhà nghiên cứu Hà Thúc
Minh đã tiến hành phê phán toàn diện giải thoát luận Phật giáo. Theo ông
Phật giáo không chủ trương cải tạo bởi vì cải tạo là hướng tới, là làm cho
nó khác trước. Phật giáo chủ trương trả lại chứ không cải tạo. Hạn chế của
Phật giáo chính là ở chỗ không thấy được bản chất xã hội nơi con người.
Thực ra nói đi nói lại, cái tâm vẫn là cái không làm sao bỏ được. Như vậy
nói chung phương Đông đề cao con người ở lĩnh vực tinh thần chứ không
phải ở thể xác. Cho nên đời sống vật chất trở thành cái không quan trọng so
với đời sống tinh thần. Phật giáo xem xét bản chất con người trên bình diện
tâm lý chứ không phải trên bình diện kinh tế xã hội. Phật giáo nhìn theo
quan điểm của Hà Thúc Minh có một hạn chế quan trọng chính là không
thấy được con người xã hội, do đó không chủ trương cải tạo bản thân hay
xã hội. Vì trọng tâm lý giáo giải thoát của Phật giáo do quá chú trọng cái
5
Tiểu luận triết học
tâm mà lãng quên, không tập trung năng lực cải tạo thế giới vật chất và xã
hội. Lý do triết học của sự lãng quên đó chính là giáo lý vô ngã.
Vì vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục những hạn
chế đó của Phật giáo.
2.Ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay:
2.1 Ảnh hưởng đến tư tưởng và đạo lý
“Hầu hết các quốc gia phương Đông không ít thì nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp đều gắn liền, liên quan đến Phật giáo. Nhìn chung, Phật giáo là
một yếu tố trong cấu trúc của nền văn hóa, văn minh phương Đông. Ở một
số nước không thể nói đến văn hóa nếu không nói đến Phật giáo. Mục đích
cuối cùng của Phật giáo không phải là giành quyền lực chính trị nhưng với
mục đích cứu khổ nên Phật giáo đã làm được những việc ích nước lợi dân,
gắn đạo với đời” [5 ; 83].
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật giáo là đạo lý Duyên khởi, Tứ
diệu đế và Bát Chính Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông
phái Phật giáo, Nguyên thủy cũng như Đại thừa đã ăn sâu vào lòng của
người dân Việt. Luật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên
tắc duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo lý
duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và
một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả cho một nhân khác. Về giáo lý
nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của đạo Phật đã được truyền vào nước
ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết
sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết
lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm
thầm của lý nghiệp báo. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít
nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét
trong văn chương bình dân, trong văn học chữ Nôm, chữ Hán, từ xưa cho
đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý
6
Tiểu luận triết học
nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui
cho con người.
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh
của Phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của
người Việt. Đạo lý Tứ Ân cũng ảnh hưởng sâu sắc tới người Việt: ân cha
mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia, ân chúng sinh. Đạo lý này xây dựng trong
một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý và tình cảm của dân tộc
việt. Tình cảm của con người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha
mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy
bạn, đồng bào, quê hương, đất nước và đối với cả nhân loại.
2.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua gốc độ nhân văn và xã hội
“Trong nhiều nước phương Đông, văn học Phật giáo chiếm một tỉ
trọng đáng kể. Nhiều bài văn, bài thơ đầu tiên của một số nước là của Phật
giáo. Phật giáo làm cho ngôn ngữ các nước phương Đông thêm phong phú”
[5 ; 85].
Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy
có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo được nhiều người
dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết
những từ ngữ này được phát xuất từ Phật giáo, được người dân Việt Nam
quen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng: ác giả ác
báo, hằng hà sa số… Sự ảnh hưởng Phật giáo không ngừng ở phạm vi từ
ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu vào những ca dao dân ca và thơ ca của
người dân Việt Nam nữa.
Ca dao, dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân
gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Không ai biết rõ xuất xứ
của những lời ca hát đó ở đâu, chỉ biết rằng nó thường được thể hiện dưới
hình thức câu hát ru em, những câu hò đối đáp giữa các chàng trai cô gái
tuổi đôi mươi hay để kết thúc mỗi câu chuyện cổ tích mà các cụ già kể cho
con cháu nghe mang tính chất khuyên răng dạy bảo. Ca dao, dân ca phổ
7
Tiểu luận triết học
biến dưới dạng thơ lục bát bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý
của Phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca
dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răn, dạy bảo, với
mục đích xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo đức
của dân tộc Việt Nam.
Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa
đựng ít nhiều triết lý nhà Phật và những hình ảnh về ngôi Chùa, về Phật,
trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam. Cũng như
nhiều dân tộc khác, người Việt Nam có nhiều lễ hội mà lễ hội chùa là
chiếm tỉ trọng cao nhất.
Là người Việt Nam không thể không hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và
báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người
dân Việt. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có, mà
chính là nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ
ngàn xưa để lại, tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt.
Trong tất cả những ảnh hưởng, lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là sự
ảnh hưởng của đạo Phật, một tôn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân
tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo Phật là đạo hiếu, lời dạy của Phật
về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ. Đó là những cảm giác suy tư in đậm
trong lòng của người Việt, và đã thể hiện linh động và triền miên ngang
qua ca dao dân ca, mà chúng ta thấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Mến cảnh Chùa chiền, Phật tượng, nhưng hiếu hạnh của người con
vẫn đặt lên trên vì công ơn trời biển của cha mẹ trong suốt quá trình dưỡng
dục sinh thành, biết bao nhọ nhằn, gian khổ đối với con. Cũng vì thương
kính cha mẹ, nên người con luôn luôn cầu nguyện Phật trời gia hộ cho hai
8
Tiểu luận triết học
đấng từ thân. Thực ra, hiếu tâm tức thị Phật tâm, hiếu hạnh vô phi Phật
hạnh, làm tròn bổn phận của người con đối với cha mẹ chính là một trong
những pháp tu của nhà Phật:
Tu đâu mà bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Qua các câu ca dao của Việt Nam về hình ảnh của ngôi Chùa, về quan
niệm hiếu hạnh, quan niệm Nhân quả, ta thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo
đã ăn sâu vào đời sống của dân tộc Việt Nam. Sự ảnh hưởng sâu sắc đó
không thể hiện qua ca dao bình dân mà còn chiếm nhiều trong loại hình thơ
ca, văn vần, văn xuôi, nói chung là văn chương trong nền văn học Việt
Nam.
Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà
thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng
nhiều hay ít của Phật giáo. Ở đây chúng ta không đề cập đến dòng văn học
chính thống của Phật giáo, mà chỉ nói đến các thơ văn Việt Nam chịu sự
ảnh hưởng của triết lý Phật giáo. Cái ảnh hưởng đó có ngay từ khi Phật
giáo du nhập vào Việt Nam. Triết học Phật giáo đã để lại dấu ấn của mình
sâu đậm trên diễn đàn tư tưởng của Việt Nam. Không chỉ ảnh hưởng trên
mặt văn chương xuất bản mà Phật giáo còn có mặt trong nhiều phong tục
tập quán ở Việt Nam.
Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của
mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại
được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc
Việt Nam. Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh
hưởng Phật giáo khá nhiều.
Thứ nhất Phật giáo ảnh hưởng qua tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng
sinh, bố thí. Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh
hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ
bi của Phật giáo. Theo Ngài khi ăn thịt là hành vi độc ác, hành vi sát sinh.
9
Tiểu luận triết học
Mặt khác, trong thịt có nhiều độc tố nên ăn chay sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh
và dẻo dai hơn. Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của người Việt
Nam. Việc thờ Phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị. Người Phật
tử, người mộ đạo thờ Phật đã đành, nhiều người không phải là Phật tử cũng
dùng tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo để chiêm ngưỡng và
trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm. Cũng xuất phát từ tinh
thần Từ bi của đạo Phật tục lệ bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống
sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm và mùng một, người Việt thường
hay mua chim, cá, rùa,... để đem về Chùa chú nguyện rồi đi phóng sinh.
Người Việt cũng thích làm phúc bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó,
hoạn nạn, vào các ngày lễ hội lớn thậm chí cả ngày thường. Tuy nhiên
trong xã hội Việt Nam hiện nay những biểu hiện mang tính hình thức trên
càng bị thu hẹp. Bởi có những kẻ đã lợi dụng đạo Phật để mưu lợi cho bản
thân và gây hại cho xã hội. Nhiều kẻ giả danh nhà sư để lấy những đồng
tiền từ thiện của người dân hay có những kẻ khỏe mạnh không chịu làm ăn
mà đi ăn xin… Điều đó xảy ra bởi chính lòng từ bi của người Việt. Thay vì
làm những điều đó, mọi người hãy cùng tham gia vào những đợt cứu trợ,
tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh sống gặp khó
khăn…
Thứ hai, Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ Chùa mong
được sám hối, mong những người dưới suối vàng được hạnh phúc, mong
được những điều hằng mong ước…
Thứ ba, Phật giáo còn ảnh hưởng tới nghi thức ma chay cưới hỏi của
người dân Việt nói riêng và các nước phương Đông nói chung.
Ngoài ra, tập tục đốt vàng mã, tập tục coi ngày giờ, cúng sao hạn và
xin xăm, bói quẻ đều do ảnh hưởng từ Phật giáo.
2.3 Ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật
“Những hội họa, kiến trúc, điêu khắc Phật giáo, đó là những vốn văn
hóa quý giá đối với chúng ta ngày nay” [5 ; 85]
10
Tiểu luận triết học
Thứ nhất, qua nghệ thuật sân khấu các tác phẩm: Hát bội, hát chéo, cải
lương, kịch nói…Đặc biệt, tính triết lý nhân quả báo ứng của Phật giáo
đóng vai trò quan trọng trong các bài tuồng. Ở hiền gặp lành, ác giả ác
báo…Đó là hầu hết các kết cục của những tác phẩm này. Qua đó, khuyên
răn con người hướng tới lối sống thiện, từ bỏ làm ác.
Thứ hai, Phật giáo ảnh hưởng khá sớm tới kiến trúc, điêu khắc, hội
họa của nước ta. Kiến trúc theo kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác
chống. Về điêu khắc, nhiều viện bảo tàng lớn ở Việt Nam có nhiều cốt
tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày: tượng Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay, chùa Tây Phương...Còn hội họa, mái chùa cổ kính giữa núi non
tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa đầu xuân gây nhiều cảm hứng cho các
nghệ nhân hay nghệ sỹ Việt Nam.
Những tư tưởng, hình ảnh của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu
đậm trong phong tục tập quán, trong văn học và nghệ thuật của người Việt
Nam trong lịch sử và nó sẽ tiếp tục tỏa sáng những tinh hoa độc đáo của
mình cho dân tộc Việt nói riêng và cả nhân loại nói riêng trong tương lai.
11