Bài giảng - quản trị thương hiệu

  • 135 trang
  • file: .pdf

đang tải dữ liệu....

Tài liệu bị giới hạn, để xem hết nội dung vui lòng tải về máy tính.

Tải xuống - 135 trang

Nội dung text: Bài giảng - quản trị thương hiệu

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Giảng viên: Th.S. Trần Thị Thập
Điện thoại/E-mail: [email protected]
Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1
Học kỳ/Năm biên soạn: 5/2010
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
NỘI DUNG
 Chương 1: Một số vấn đề chung về thương hiệu
 Chương 2: Xây dựng thương hiệu
 Chương 3: Xác định hệ thống nhận diện thương
hiệu
 Chương 4: Bảo hộ thương hiệu
 Chương 5: Quản lý thương hiệu trong quá trình
kinh doanh
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 2
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 3
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
NỘI DUNG
 1.1. QUAN NIỆM VỀ THƯƠNG HiỆU
 1.2. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HiỆU
 1.3. THƯƠNG HiỆU – TÀI SẢN CỦA DOANH
NGHIỆP
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 4
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 1.1. QUAN NIỆM VỀ THƯƠNG HiỆU
 (i) Dưới góc độ Marketing – theo quan điểm truyền
thống
 (ii) Dưới góc độ ứng dụng trong đời sống thương mại
 (iii) Dưới góc độ sở hữu trí tuệ - theo Luật sở hữu trí
tuệ
 (iv) Một số quan điểm khác:
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 5
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 (i) Dưới góc độ Marketing:
• Hiệp hội Marketing Mỹ:“Thương hiệu (brand) là tên
gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối
hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng
hoá hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân
biệt nó với hàng hoá hay dịch vụ của những người
bán khác”.
• Philip Kotler: “Thương hiệu (Brand) có thể được hiểu
như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự
phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản
phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh”.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 6
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 (ii) Dưới góc độ ứng dụng trong đời sống thương
mại:
• Thương hiệu là sự biểu hiện cụ thể của nhãn hiệu hàng
hóa, là cái phản ánh hay biểu tượng về uy tín của doanh
nghiệp truớc nguời tiêu dùng.
• Là “Trade Mark” = “Trade” + “Mark”
• Thương hiệu thường được hiểu là nhãn hiệu hàng hóa đã
được bảo hộ và được pháp luật công nhận.
• Thương hiệu hoàn toàn không có gì khác biệt so với nhãn
hiệu.
Âm thanh, mùi vị?…Văn hóa
Viettel? Cốm làng Vòng?
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 7
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 (iii) Dưới góc độ sở hữu trí tuệ:
• Thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung các đối
tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến và được
bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 8
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Luật Sở Hữu trí tuệ 2005:
 Nhãn hiệu hàng hóa: dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ
cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
 Tên thương mại: tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi
đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh.
 Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc
từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 9
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 (iv) Một số quan điểm khác
• Thương hiệu chính là tên thương mại, nó được dùng để
chỉ hoặc/và được gán cho doanh nghiệp (Honda,
Yamaha...). Honda là thương hiệu còn Future và Super
Dream là nhãn hiệu hàng hoá; Yamaha là thương hiệu, còn
Sirius và Jupiter là nhãn hiệu hàng hoá...
• Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho
khách hàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họ tìm kiếm”.
• Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm
mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng
sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi logo, “hình
ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được
tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập
một chỗ đứng tại đó.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 10
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
  Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố
vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một
sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao
gồm bản thân sản phẩm, tên gọi logo, “hình
ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua
thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí
khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại
đó
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 11
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 1.2. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HiỆU
 1.2.1 Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng
 1.3.2 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 12
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1
1.2.1. Vai trò của thương hiệu
“Sản phẩm là cái mà doanh nghiệp tạo ra
trong sản xuất, còn cái mà khách hàng chọn
mua lại là thương hiệu. Sản phẩm có thể bị
các đối thủ cạnh tranh bắt chước còn thương
hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp. Sản
phẩm nhanh chóng bị lạc hậu. Còn thương
hiệu (nếu thành công) thì có thể còn mãi với
thời gian” - Stephen King - Tập đoàn WPP.
“Dù cho một ngọn lửa có thể huỷ diệt hết
mọi nhà máy trên thế giới của công ty
chúng tôi, thì chúng tôi vẫn có thể hồi sinh
lại nhờ vào chính thương hiệu sản phẩm”
Giám đốc hãng Coca Cola...
Nhận thức về vai trò quan trọng của
thương hiệu đã làm thay đổi đáng kể
chiến lược kinh doanh của không ít
doanh nghiệp:
phát triển sản phẩm phát triển thương hiệu
1.2.1. Vai trò của thương hiệu đối với NTD
• Thương hiệu giúp khách hàng xác định
nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm
• Thương hiệu giúp báo hiệu những đặc
điểm và thuộc tính của sản phẩm tới
khách hàng
• Thương hiệu giúp khách hàng tiết kiệm
chi phí tìm kiếm sản phẩm
1.2.1. Vai trò của thương hiệu đối với NTD
• Thương hiệu làm giảm rủi ro khi quyết
định mua và tiêu dùng một sản phẩm (Rủi
ro chức năng; Rủi ro vật chất; Rủi ro tài
chính; Rủi ro xã hội; Rủi ro về thời gian).
Khách hàng muốn tránh các rủi ro bằng
cách tìm mua các thương hiệu nổi tiếng.
• Thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt vị
trí xã hội của mình
1.2.2. Vai trò của thương hiệu đối với DN
• Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản
phẩm trong tâm trí người tiêu dùng
• Thương hiệu như một lời cam kết giữa
doanh nghiệp và khách hàng (Cam kết
ngầm định; Cam kết mang tính pháp lý)
• Nhằm phân đoạn thị trường
• Tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát
triển của sản phẩm
1.2.2. Vai trò của thương hiệu đối với DN
• Thương hiệu mang lại lợi ích cho DN
• Đối với DT và LN: là tài sản vô hình góp
phần thu được doanh lợi trong tương lai
bằng những giá trị tăng thêm của hàng
hóa
• Đối với thị phần: duy trì lượng khách
hàng truyền thống đồng thời thu hút
thêm nhiều khách hàng mới, khách hàng
tiềm năng
BÀI GIẢNG MÔN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
 1.3. THƯƠNG HIỆU – TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Một số vụ mua lại
- Unilever mua P/S
- Kem đánh răng Dạ lan
- Kinh Đô mua Wall
- Sữa tươi Nestle
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TH.S. Trần Thị Thập
Trang 20
BỘ MÔN: Quản trị - Khoa QTKD1