Văn học miền nam - phần ii

  • 186 trang
  • file: .pdf

đang tải dữ liệu....

Tài liệu bị giới hạn, để xem hết nội dung vui lòng tải về máy tính.

Tải xuống - 186 trang

Nội dung text: Văn học miền nam - phần ii

Chương thứ ba
VĂN HỌC BÁC HỌC
ĐẠI CƯƠNG
Người ta thường dùng văn học bác học hay văn học thành văn,
để chỉ cho loại văn học được sáng tác và truyền bá với phương tiện
văn tự. Đối với văn học Việt Nam cũng như văn học miền Nam, nó
gồm cả các thời kỳ lớn là văn học Việt Hán, văn học Nôm và văn
học Quốc ngữ. Riêng về miền Nam thì có lúc cả ba thời kỳ này
không có giới hạn, nghĩa là chúng được sáng tác trong một thời
gian. Từ khi miền Nam được dựng lên thì đã có văn học Việt Hán
cùng văn học Nôm được vun quén và đua nhau nở trong vườn văn
học miền Nam, cho đến khi người Pháp chiếm miền Nam làm
thuộc địa thì lại có thêm Văn học Quốc ngữ, từ đó văn học Nôm
bắt đầu tàn tạ. Văn học Việt Hán mặc dù cho đến nay vẫn còn
nhưng càng ngày càng hiếm hoi, bởi vì chữ Hán không còn giữ
một vai trò quan trọng về văn tự cũng như khoa cử ở miền Nam
này. Trong chương này chỉ đề cập đến văn học Việt Hán và văn
học Nôm còn văn học Quốc ngữ sẽ đề cập đến ở chương kế.
Dù thế nào, hoặc chậm hay sớm thì các biến cố lịch sử cũng có
tác động mạnh mẽ vào văn học, từ khi cuộc Nam tiến hoàn thành
cho đến khi có văn học Quốc ngữ, thời gian này có thể chia làm 2
thời kỳ.
1. Thời kỳ sơ khởi.
2. Thời kỳ văn học chính trị.
TIẾT MỘT: THỜI KỲ SƠ KHỞI
Trong thời kỳ này trước tiên có Mạc Thiên Tích và nhóm
Chiêu Anh Các. Mạc Thiên Tích vốn là người Minh Hương, thân
83
phụ ông là Mạc Cữu người đã dựng nên đất Hà Tiên. Mặc dù Mạc
Cữu thần phục Chúa Nguyễn, Trấn Hà Tiên là đất Việt Nam từ
năm 1714, nhưng Chúa Nguyễn vẫn để cho họ Mạc rất nhiều
quyền hành, không khác gì một chư hầu, nay trên núi Bình Sơn
vẫn còn có nền Tế Sơn Xuyên, Xã Tắc đủ biết họ Mạc vốn đã nuôi
chí lớn.
Mạc Thiên Tích đã dùng thi văn để ca tụng những cảnh đẹp ở
Hà Tiên, trước nhất là ông ca tụng công đức lớn lao của Mạc Cữu
đã có công khai phá mãnh đất mới này, chí lớn của ông được ký
thác qua 2 câu kết trong bài Hà Tiên Thập Cảnh Tổng Vịnh:
Bình san, Thạch động là rường cột,
Sừng sựng muôn năm cũng để dành.
Không thần phục nhà Thanh, còn Chân lạp và Xiêm la thì yếu
kém nên họ Mạc đã thức thời qua 2 câu thực trong bài Lộc trỉ cư
thôn.
Duỗi co chẳng túng càn khôn hẹp,
Ngửa cúi vì tuân giáo hóa lành.
Đến Võ Trường Toản qua bài Hoài Cổ Phú của ông còn để lại,
người ta có thể thấy ông có quan niệm rõ ràng về cuộc sống: tiền
tài, danh lợi, giàu sang, phú quý cũng như một đám mây bay, cuộc
đời chỉ có: nhân, nghĩa và đạo đức làm trọng.
Lời của ông nằm trong khuôn khổ đạo Nho, nhưng nhờ có sở
học uyên thâm, ông mới làm sáng tỏ được đạo thánh hiền, chẳng
những ông đã đào tạo cho Chúa Nguyễn một số công thần hữu
danh mà còn để lại ảnh hưởng sâu rộng về sau, Phan Thanh Giản
đã hết lòng ca tụng ông.
Cho đến cuối thời kỳ này, có Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh
và Trịnh Hoài Đức nổi danh một thời. Họ được xưng tụng là Gia
Định tam gia, Trịnh Hoài Đức với quyển Gia Định thống chí ông
đã ghi chép trong năm trấn từ phong thổ, tạp quán, di tích cho đến
những nguồn lợi thiên nhiên của miền Nam, không những nhằm
mục đích cho mọi người thấu rõ, mà còn có ý để ca tụng miền đất
mới do Chúa Nguyễn đã dày công thu phục được.
Mặc dù thời kỳ này thi gia đa số là người Minh Hương, họ đều
mang nặng một tấm lòng phản Thanh phục Minh, nhưng họ đều là
84
những khai quốc công thần của Nhà Nguyễn, họ đã hết dạ trung
thành với Chúa Nguyễn. Trịnh Hoài Đức có câu đối đề ở Trung
Hiếu Từ.
呹 ⹅ ⮺ 䤋 挓 ₼ Ⰼ
Tự gia phu phát hoàn trung hiếu,
㿽 䀆 㽱 䉳 ⮥ 㸊 䞮
Phù hải ba đào ngoại tử sinh.
Truy niệm người nhưng phát ra từ tấm lòng mình, cùng tâm
hồn thi sĩ, cùng cảnh ngộ, thì chắc hẳn tấm lòng trung hiếu của họ
Trịnh có khác gì họ Mạc ở Hà Tiên.
I- MẠC THIÊN TÍCH (1706– 780) VÀ CHIÊU ANH CÁC (1736):
Mạc Thiên Tích (Tứ) là con Mạc Cữu, sanh năm 1706 ở Trủng
Kè (Réam) Campuchea, Tộc danh là Tông về sau đổi thành Mạc
Thiên Tứ, tự Sĩ Lân, hiệu Sĩ Lân Thị. Năm 1735, Mạc Cữu mất,
chúa Nguyễn Phong cho Thiên Tích chức Tổng trấn Hà Tiên. Ông
lo chấn hưng văn hóa, tổ chức hội thơ, lập thi phái Chiêu Anh Các,
lập văn miếu thờ Khổng phu tử.
Năm 1753, khi Nguyễn Cư Trinh cử binh sang chinh phạt Nặc
Nguyên, vì Nặc Nguyên hà hiếp dân Côn man và thông sứ với
đàng ngoài. Đến năm 1755, Nặc Nguyên thua bỏ chạy qua Hà Tiên
sống nương náu với Mạc Thiên Tích. Thiên Tích dâng sớ xin với
Nguyễn vương, cho Nặc Nguyên về làm vua Chân lạp và Nặc
Nguyên sẽ hiến đất Tầm Bôn (Mỹ Tho) và Lôi Lạp (Gò Công) để
chuộc tội. Nguyễn Cư Trinh cũng dâng sớ về triều xin Chúa
Nguyễn dùng chính sách “Tàm thực”, chính sách này được Chúa
Nguyễn thuận cho.
Năm 1757, Nặc Nguyên mất, Nặc Nhuận làm quốc giám rồi
cướp ngôi, đến năm sau bị con rể là Nặc Hinh giết chết. Trong khi
ấy con Nặc Nguyên là Nặc Tôn cũng chạy sang Hà Tiên cầu cứu
với Mạc Thiên Tích. Mạc Thiên Tích lại dâng sớ về triều, xin với
Chúa Nguyễn cho Nặc Tôn về làm vua Chân Lạp. Võ Vương bèn
cho Trương Phúc Du ở Gia Định cử quân sang đánh Chân Lạp,
85
Nặc Hinh thua chạy bị kẻ thuộc hạ giết chết. Mạc Thiên Tích đưa
Nặc Tôn về làm vua Chân Lạp, lại được Võ Vương phong cho
chức Phiên vương. Để tạ ơn, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long
(Châu Đốc và Sa Đéc năm 1759) cho Chúa Nguyễn, rồi cắt 5 phủ
vùng duyên hải từ Sré Ambel đến Réam để tạ ơn họ Mạc. Mạc
Thiên Tích bèn dâng cho Võ vương, Võ vương cho sáp nhập vào
trấn Hà Tiên.
Năm 1767, nước Xiêm bị Miến Điện xâm lấn, vua Xiêm bị
giết, hoàng tử Chiêu Thùy chạy sang Hà Tiên tá túc với Mạc Thiên
Tích. Trịnh Tân (Người Trung Hoa). Sau khi dẹp yên giặc trong
nước, liền lên ngôi vua nước Xiêm, rồi có ý đòi Mạc Thiên Tích
đưa hoàng tử Chiêu Thùy về, để giết đi trừ hậu hoạn. Trong lúc đó,
Mạc Thiên Tích muốn giúp Chiêu Thùy khôi phục lại ngai vàng,
nên hai lần sai con rể và cháu cử binh sang đánh, mỗi lần như thế
Trịnh Tân đều dùng thế cầm chân, quân của họ Mạc vì không quen
phong thổ phải bỏ mạng rất nhiều, hoặc bị bão đánh đắm chiến
thuyền nên phải rút quân về.
Đến năm 1771, quân Xiêm đã mạnh, Trịnh Tân bèn cử binh
sang đánh, quân của họ Mạc yếu kém nên Hà Tiên thất thủ, Mạc
Thiên Tích bỏ thành chạy về Gia Định. Mãi đến năm 1773 theo
lệnh Định Vương, Thiên Tích cử người sang Xiêm thương thuyết,
Trịnh Tân mới giao trả lại Hà Tiên.
Năm 1774, Tây Sơn nổi lên và Trịnh Sâm lại cử binh đánh lấy
Phú Xuân, Định Vương thua chạy vào Gia Định. Thiên Tích đem
các con về Gia Định ra mắt Định Vương, trong dịp này được Định
vương phong cho là Quốc lão Đô đốc Quận công và cũng phong
chức cho ba người con của Thiên Tích là Tử Hoàng, Tử Thượng và
Tử Dung.
Thiên Tích sai Tử Dung theo Tống Phúc Hợp đem quân đánh
Tây Sơn, lấy lại được ba phủ Bình Thuận, Diên Thuận và Bình
Khánh.
Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, không còn
dùng chiêu bài của Đông cung Nguyễn Phúc Dương nữa, nên
Đông cung lén trốn được về Gia Định, Định Vương được tôn lên
làm Thái Thượng vương và Đông cung làm Tân Chính vương.
86
Năm 1777, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ vào
đánh Gia Định, Chúa Nguyễn thua, Nguyễn Huệ đuổi theo bắt
được Thái Thượng vương ở Long Xuyên (Cà Mau) và Tân Chính
vương ở Ba Vát (Vĩnh Long), cả hai bị đưa về Gia Định giết. Còn
Nguyễn Ánh chạy theo sông Ông Đốc rồi trốn qua đảo Thổ Châu
(Poulo Panjang), còn Mạc Thiên Tích và Hoàng thân Xuân trước
chạy qua Lan Xan (khỏi Chantaboun – nước Xiêm), chưa có ý định
tá túc ở Xiêm thì Trịnh Tân hay được bèn cho sứ đến mời ông về
ngụ tại Vọng Các. Bên ngoài ra chiêu tiếp đãi tử tế, mà thật tâm thì
giam lỏng ông, nên năm 1977, Nguyễn Ánh khôi phục được Gia
Định rồi, có cử sứ sang Xiêm để rước Thiên Tích về nhưng Trịnh
Tân không cho. Năm 1780, sau khi xưng vương, Nguyễn Ánh cử
người sang rước Thiên Tích, Hoàng thân Xuân, một lần nữa Trịnh
Tân cũng không thuận cho, còn bày mưu đánh khảo Hoàng thân
Xuân và thuộc hạ, nên Thiên Tích phẩn chí nuốt vàng lá tự tử. Sau
triều Nguyễn sắc phong cho ông là Hà Tiên trấn, Tổng binh Đại
Đô đốc, Quốc lão Sùng quận công.
Về Chiêu Anh Các, một hội tao đàn mà nơi ấy cũng là văn
miếu được thành lập như sau: Mùa xuân năm 1736, có Trần Trí
Khải hiệu Hoài Thủy từ Trung Quốc sang Hà Tiên chơi, Mạc
Thiên Tích trọng đãi vào hàng thượng khách, trong khi nhàn hạ
ngâm vịnh với nhau, Thiên Tích có đem Hà Tiên thập cảnh cho
Trần Trí Khải xem, rồi Trần Trí Khải dựng nên Tao Đàn, gọi là
Chiêu Anh Các. Sau đó Trần Trí Khải về Quảng Đông đưa ra
những bài xướng họa, được một số văn nhân họa thêm, rồi ông ta
gom thành tập gởi về Hà Tiên, thượng tuần tháng sáu năm Định Vị
(1737) Mạc Thiên Tích đề bài Tự ở Thụ Đức Hiên để in mộc bản.
Trong trận giao tranh với quân Xiêm năm 1771, dưới ngọn lửa bạo
tàn của Trịnh Tân, đã thiêu đốt phần nào cơ nghiệp của Mạc Cữu
khai phá tạo dựng nên đất Phương Thành, chẳng những là một sự
hủy họai công trình họ Mạc mà văn học sử Việt Nam cũng mất
một kho tàng quý giá, ngày nay chúng ta không còn có đủ tài liệu
để mô tả nhóm Chiêu Anh Các thật sự là bao nhiêu, nếu căn cứ vào
hai câu thơ còn truyền tụng lại:
Tài hoa lam lập trứ Phương Thành,
Nam Bắc hàm vạn thập bát anh.
Thì những bậc tài hoa ở Phương Thành đông đúc, nhưng Nam
Bắc xưng tụng 18 vị.
87
Theo sách Phủ hiên tạp lục của Lê Quý Đôn (khắc bản năm
1776), ông cho biết có giữ được sách in bản Hà Tiên Thập Vịnh
do Mạc Thiên Tích xướng 10 bài có 31 danh sĩ khác họa lại, nên
tổng cộng 320 bài đường luật.
Mười cảnh đó được Mạc Thiên Tích đặt tên như sau :
1- Kim dự lan đào (Hòn đảo vàng ngăn chận sóng to)
摠 か 㶓 䉳
2- Bình san điệp thúy (Núi dựng một màu xanh)
⻞ ⼀ 䠙 副
3- Tiêu tự thần chung (Tiếng chuông sớm ở ngôi chùa tịch mịch)
埼 ⺉ 㣷 暧
4- Giang thành dạ cổ (Tiếng trống đêm ở thành lính ven sông)
㻮 ⩝ ⮫ 熢
5- Thạch động thôn vân (Động đá nuốt mây)
䪂 㾭 ⚭ 榁
6- Châu nham lạc lộ (Núi ngọc cò đậu)
䙯 ⼸ 囌 烼
7- Đông hồ ấn nguyệt (Hồ Đông in bóng trăng)
㨀 䃥 ◿ 㦗
8- Nam phố trừng ba (Bờ biển Nam lặng sóng)
◦ 㿵 䈓 㽱
9- Lộc trỉ thôn cư (Thôn trại ở Mũi Nai)
焎 ⽨ 㧠 ⻔
10- Lư khê ngư bạc (Thuyền đổ ở Rạch Vượt)
漇 䄹 䆐 㽙
88
Lê Quý Đôn có chép rõ danh sách 31 vị đã họa 10 bài vịnh Hà
Tiên thập vịnh, gồm có 25 danh sĩ Trung Hoa:
1- Chu Phác
2- Ngô Chi Hàn
3- Đan Bỉnh Ngự
4- Lý Nhân Trường
89
5- Vương Xướng
6- Vương Đắc Lộ
7- Lộ Phùng Cát
8- Từ Hiệp Phỉ
9- Trần Dược Uyên
10- Trần Minh Hạ
11- Trần Diễn Tú
12- Tôn Văn Trân
13- Tôn Thiên Thụy
14- Tôn Quý Mậu
15- Lâm Duy Tắc
16- Từ Hoằng
17- Lâm Kỳ Nhiên
18- Trần Duy Đức
19- Từ Đăng Cơ
20- Dương Ngọc Sùng
21- Trần Bá Phát
22- Hoàng Kỳ Trân
23- Châu Cảnh Dương
24- Trần Thụy Phượng
25- Trần Tự Hương.
Và 6 danh sĩ Việt Nam:
1- Trịnh Liên Sơn
2- Phan Thiên Quảng
3- Nguyễn Nghi
4- Trần Trinh
5- Đặng Minh Bản
6- Mạc Triêu Đán.
Về sau khi Nguyễn Cư Trinh vào Nam chinh phạt Nặc Nguyên
năm 1753, có đến Hà Tiên thảo luận sách lược và có ngâm vịnh
với Mạc Thiên Tích nên ông có họa thêm 10 bài, như thế trong ấn
90
bản kỳ đầu khắc năm 1737, chỉ có 320 bài xướng họa và sau này
thêm phần của Nguyễn Cư Trinh vào nâng lên tổng số là 330 bài
và cũng có thể còn nhiều hơn số mà chúng ta được biết, chỉ tiếc
rằng cuộc chinh chiến năm 1771 tại Phương Thành, đã thiêu rụi
Chiêu Anh Các, nên ngày nay chúng ta chỉ còn biết 33 vị có làm
thơ xướng họa thôi.
Đến năm 1977, Lê Quý Đôn viết Kiến văn tiểu lục, cho biết
Mạc Thiên Tích còn có thơ hồi văn, vịnh bốn mùa ở Thụ Đức hiên,
ông không chép bài nào của họ Mạc xướng, mà lại chép 9 bài họa
của 9 danh sĩ, có lẽ đó là những bài thích ý mà Lê Quý Đôn đã
chọn lựa. Ông có kê rõ 32 danh sĩ có thơ họa và kể thêm Mạc
Thiên Tích là 33 vị bằng với số các danh sĩ xướng họa theo Hà
Tiên Thập Vịnh. Sau đây là danh sách do Lê Quý Đôn ghi lại:
1- Dư Tích Thuần
2- Uông Hề Lai (Đ)
3- Thái Đạo Pháp (T)
4- Lê Giản Tư
5- Lý Sĩ Liên
6- Trần Thành Bích (T)
7- Phương Thu Bạch (X)
8- Tư Trù
9- Trương Giai
10- Trần Đình Tảo
11- Nghê Nguyên Khâm
12- Trần Trí Khải (T)
13- Nhan Chung Hoàng
14- Chung Vĩnh Hòa
15- Lê Dự
16- Lương Loan
17- Lưu Chương (H)
18- Phương Lộ
19- Trần Diệu Liên (H)
91
20- Tráng Huy Diệu (X)
21- Trần Xuân
22- Lương Thừa Tuyên
23- Đỗ Văn Hổ (Đ)
24- Lê Chương Húc
25- Đàm Tương
26- Hoàng Đỗ
27- Mã Văn Chấn
28- Ngô Điển
29- Hoàng Nguyên Hội
30- Ngư Đình Hiền
31- Phương Dự
32- Phùng Diễn.
Sách Gia Định Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có ghi đến 36
văn nhân.
Văn nhân tỉnh Phúc Kiến, gồm 15 vị:
1- Chu Phác
2- Trần Minh Hạ
3- Châu Cảnh Dương
4- Ngô Chi Hàn
5- Lý Nhân Trường
6- Trần Duy Đức
7- Trần Diệu Uyên
8- Trần Tự Nam
9- Trần Huyễn
10- Lâm Duy Tắc
11- Tạ Chương (+)
12- Đan Bỉnh Ngự
13- Vương Đắc Lộ
14- Từ Hiệp Bùi
15- Từ Đăng Cơ.
92
Văn nhân tỉnh Quảng Đông, gồm 13 vị:
1- Lâm Kỳ Nhiên
2- Tôn Thiên Thụy
3- Lương Hoa Phong (+)
4- Tôn Văn Trân
5- Lộ Phùng Cát
6- Thang Ngọc Vinh
7- Dư tích Thuần
8- Trần Thụy Phượng
9- Lư Triệu Huynh (+)
10- Trần Thiệp Tú
11- Vương Xưởng
12- Hoàng Kỳ Trân
13- Trần Bá Phát.
Văn nhân phủ Triệu Phong, gồm 4 vị:
1- Phan Đại Quảng
2- Nguyễn Nghi
3- Trần Ngoan
4- Đặng Minh Bản.
Văn nhân phủ Gia Định, gồm 2 vị:
1- Trịnh Liên San
2- Lê Bá Bình. (+)
Văn nhân phủ Qui Nhơn, gồm 2 vị:
1- Hòa thượng Hoàng Long (+)
2- Đạo sĩ Tô Dần. (+) – gốc tỉnh Phúc Kiến
Với 3 danh sách này, kể cả Mạc Thiên Tích và Nguyễn Cư
Trinh thì gồm cả thảy 71 vị văn nhân.
Có lẽ Chiêu Anh Các là nơi tập hợp các cuộc xướng họa của
nhiều văn nhân, họ không đến Hà Tiên nhưng có thơ trong nhóm
Chiêu Anh Các, như các văn nhân Trung Hoa đã gửi các bài họa
93
sang mà thôi, vậy thì số hội viên trong nhóm Chiêu Anh Các là bao
nhiêu? Cho đến nay khó mà xác định được, tạm thời chúng ta gọi
là nhóm Chiêu Anh Các, nhưng thật ra có lẽ không phải là Hội Tao
Đàn, chẳng qua Mạc Thiên Tích đã tập trung những bài xướng họa
gọi chung là Chiêu Anh Các, để ghi lại nơi phát xuất các bài thơ
đã nói tới mà thôi.
Căn cứ vào bài tân Tự của Trịnh Hoài Đức viết trong tập Minh
bột di ngư do ông trùng bản năm 1821 tại kinh đô Huế, thì Mạc
Thiên Tích và nhóm Chiêu Anh Các gồm có những tác phẩm sau đây:
1- Hà Tiên toàn cảnh tập 1
2- Minh bột di ngư thi thảo
3- Hà Tiên Vịnh vật thi tuyển
4- Châu Thị trinh liệt tặng ngôn
5- Thi truyện tặng Lưu tiết phụ
6- Thi thảo cách ngôn vị lập
Và nội dung quyển Minh bột di ngư này gồm có 32 bài thơ
đường luật mà trước kia nó là tập Lư khê nhàn điếu phú. Đây là
tác phẩm riêng của Mạc Thiên Tích và đây là bài tân Tự của Trịnh
Hoài Đức.
“Mạc đô đốc, Tôn quận công, tên là Thiên Tứ, hiệu Sĩ Lân, làm
quan Tổng trấn Hà Tiên.
Thân sinh của Ngài là Mạc Cữu người ở Lôi Châu, Việt Đông, đem
cả gia quyến trú phương Nam, ở đất Chân Lạp, chiếm cứ Hà Tiên, quy
thuận triều Nguyễn, được phong chức Thống binh, tước hầu.
Đến Mạc đô đốc càng thêm hiển đạt. Ngài tính khí khái, thông
minh hơn người, học thức uyên bác. ngài có công ruồng gai mở
nẽo, lập nên thành lũy, mộ dân lưu lạc, xây dựng nhà cửa, lập ra
làng xóm, nơi thâm sơn cùng cốc, ngài điểm tô xây dựng ra lâu
đài, chốn biên cảnh hoang tàn, ngài giáo hóa, mở mang nền văn
vật.
Ngài cầu bậc hiền tài, kỳ sĩ, từ Phú Xuân tới Quảng Đông, để
hỏi han về chính trị, giảng luận về thi văn, mở nền lễ giáo tận nơi
duyên hải, tạo cảnh Bồng lai tự chốn lâm san.
94
Ngài thường lo trù họach việc bảo vệ biên cương, có thì giờ
nhàn hạ lại hay bày tiệc khoản đãi khách quý.
Hà Tiên là xứ sở, ngài phân ra làm mười thắng cảnh.
1- Kim dự lan đào
2- Bình sơn diệp thúy
3- Tiêu tự thần chung
4- Giang thành dạ cổ
5- Thạch động thôn vân
6- Châu nham lạc lộ
7- Đông hồ ấn nguyệt
8- Nam phố trừng ba
9- Lộc trỉ thôn cư
10- Lư khê nhàn điếu.
Ngài cùng khách xướng họa thi thơ, hiệp thành 320 chương,
tập thi này trao cho thợ in khắc thành bản.
Lư Khê chính là một trong mười cảnh Hà Tiên vậy. Về cảnh
này có bài phú hơn trăm lời, thi 32 vận, đều là của ngài làm ra, rồi
hiệp cả lại cho nhan đề là “Minh bột di ngư” gọi là ngụ mối u
hoài cảm khái tự chốn thâm tâm, chớ nào phải vì chén rượu câu
thi mà xướng họa hão đâu.
Mạc công vốn thọ bẩm một khối tinh thành, phụ vào một tâm
hồn nghệ sĩ, khác nào một bức danh họa, trước khi được tô điểm
xinh tươi, đã chịu một màu trắng tinh làm nền họa: chớ lúc ấy há
phải là thời buổi để ngài nhả ngọc phun châu, dương mây, thổ khí,
được tỏ điều đắc chí đâu.
Chính vì ngài canh cánh nỗi cảm hoài cố quốc, đô thành mất
tích, biến thành khuôn cảnh “thử ly” (1) ngài tư lương uất ức: dằn
lòng trung phẫn hư vô, gửi dòng sóng bạc, muôn mắt tử phần
muôn dặm, trông đám mây ngàn, nên ngài mượn lối thi thơ để giải
bày tâm sự, ta há nên bình nghị ngài về chỗ vui chơi, nhàn hạ như
ai đâu.
Tôi vào tuổi thành đồng (2) đã từng thấy:
- Hà Tiên thập cảnh toàn tập
95
- Minh bột di ngư thi thảo
- Châu thị trinh liệt tặng ngôn
- Thi truyện tặng Lưu tiết phụ
- Thi thảo cách ngôn vị tập.
Phàm sáu bộ sách đã xuất bản lưu hành.
Gần xa các bậc sĩ phu đọc từng bài, thưởng thức và thán phục.
Dầu ở tận cõi Nam thùy, Hà Tiên cũng nhờ đó mà trở thành
trời Châu, đất Lỗ, nổi dậy tiếng tăm.
Từ Hà Tiên gặp cảnh binh hỏa, bản phiến sách xưa đều bị ngọn lửa
cay nghiệt cháy thiêu, sách lưu hành cũng vì đó mà lần lần thất lạc.
Đến lúc ra giúp nước, tôi (Trịnh Hoài Đức) cố tìm các sách ấy
mà không được gặp. Thường trằn trọc thâu đêm, trí mãi vẫn vơ lo
nghĩ về việc sưu tầm sách mất.
Tuy nhiên nhớ tới Mạc Công có phải chỉ vì một việc văn
chương phong nhã đó đâu.
Toàn thể công nghiệp lớn lao của ngài, tài đức cao siêu chói
lọi của ngài từ xưa đến nay, công luận thảy đều xưng tụng, xét ra
thật là chẳng ít.
Kìa chiếc thân bèo giạt, khai thác muôn dặm đất đai, khéo
chọn minh quân mà phụng sự, tự làm rào dậu cho quốc gia, biết
trước an toàn cho con cháu, nay cháu ngài là Du hiện đang kế
chức. Vậy đủ rõ trí thức của ngài sáng suốt, rộng rãi là dường
nào.
Kìa thời kỳ thảo muội, cương đường lắm việc, ngài cùng với
gia đình khẩn súy tham mưu Nghi biểu hầu Nguyễn Cư Trinh tới
lui bàn luận, trù tính việc quốc kế dân sinh, được tỏa hiệp nhiều
phương, nay hãy còn roi dấu tích bao nhiêu công trình xưa để ngự
phòng ngoại xâm, chỉnh tu nội trị. Vậy đủ rõ tài lược kinh tế của
ngài là dường nào!
Kìa năm Tân Mão (1771) đầu mùa đông, quân Xiêm xâm lược,
thành côi không binh viện, Ngài phơi thân chốn rừng tên mũi đạn
khuyến khích sĩ khí, quân tâm, chống giữ thành trì vững vàng suốt
tháng. Đến lúc Thập thành bị công hãm, ngài tự đốc chiếm nơi ngõ
96
hẽm, đường nguy, nguyện còn mất với cô thành. Vậy đủ rõ anh
dũng, khí tiết của ngài là dường nào!
Kìa lúc kinh sư nghiêng đỗ, ngự giá vào Nam cọp đói cường áp
vùng Định Viễn, rồng thần thất thế tại Cần Thơ, ngài thiếu cả binh
nhung, bộ tướng cũng chẳng có, thế mà ngài liều thân bảo vệ
Nguyễn vương, ủy thác phần con kháng cự với quân giặc. Vậy đủ
rõ lòng trung nghĩa phấn phát của ngài là dường nào!
Kìa gặp hồi vận nước đa truân, anh hùng không nơi dụng võ,
ngài sang đất Xiêm La, trù nghĩa phương thỉnh viện, chẳng may
gặp phải vị vua vô đạo, nghe lầm lời sầm gián của triều thần, ngờ
ngài lập cơ mưu chiếm nước đoạt ngôi, khiến ngài chịu hàm oan,
ôm mối trung thành mà tự tận. Đó có phải là điềm thời chưa khai
thông cuộc trị bình chăng?
Tôi vẫn khâm phục đạo làm người của Mạc công, mà cũng
thương hại ngài ở chỗ thời mạng chẳng gặp. Tôi vẫn mong nêu
cao danh tiết ngài sừng sựng đứng vững muôn năm, tranh vinh
cùng sông núi.
Năm canh thìn (1820) mùa hạ, vâng mạng về kinh, thọ lãnh bộ
vụ, tôi (Trịnh Hòai Đức) may gặp được tập “Lư khê nhàn điếu”
của ngài, rất khoan khoái đọc suốt cả đầu đuôi, mới rõ năm Bính
Thân (1736), tháng hai, ngài in bản “Chiêu Anh Các”.
Nguyên bản có đọan khuyết mất không thể so sánh đâu được,
tôi bèn lập ý bổ khuyết vào, rồi giao cho nhà in khắc bản. Chỗ
dụng tâm là in lại sách của Mạc Công, mong để lại dấu tích như
“Cam đàn”, “Nghiện bi”, khiến Óoàn hậu tiến còn nhớ tới Ngài
luôn, chớ không phải vì muốn thỏa mãn bệnh mê thi họa của kẻ
viết mấy hàng này.
Minh Mạng thứ hai (Tân Tỵ 1821), đầu mùa hạ, Lại bộ thượng
thư An Toàn hầu Trịnh Cấn Trai tự tay thảo ra, Công thự ở kinh
đô Phú Xuân.
(Ngạc Xuyên Đại Việt tạp chí số 12 ngày 01/06/1943)
TRÍCH VĂN:
1- Lư khê nhàn điếu:
␅₏
97
漇 䄹 㽪 㽪 ⮤ 椌 㨀
Lư khê phiếm phiếm tịch dương Óông
␿ 偩 校 㕚 䤌 ₼
Băng tuyển nhàn phao bạch luyện trung
滦 涪 櫊 ∕ 煞 䘘 殛
Lân liệp tần lai niêm ngọc nhỉ
䍮 㽱 栆 呹 㘶 䱚 欷
Yên ba trường tự khống thu phong
榫 㳺 䬶 剮 夈 ⒬ 槌
Sương hoành bích địch hồng sơ tể
㻃 䀇 摠 擳 㦗 ⦷ 䴉
Thủy tẩm kim câu nguyệt tại không
䀆 ₙ 㠫 檼 㣑 䗷 䗷 䶠
Hải thượng tà đầu thời độc tiếu
拦 㺠 ⮸ ⮥ 㦘 䆐 剐
Di dân thiên ngoại hữu ngư ông
Nghĩa:
Sông lư bảng lảng ánh dương hồng,
Ném sợi băng trên tấm lụa trong.
Mồi ngọc đã làm ngon miệng cá,
Gió thu đâu để nổi cơn giông.
Cầu vòng cần trúc hơi sương đượm,
Trăng uốn vành câu bóng nước lồng.
Lắm lúc ngửa nghiên cười với biển,
Bên trời riêng một cõi ngư ông.
2- Hà Tiên Thập Vịnh:
摠 か 㞣 䉳
98
Kim dự lan đào
₏ ⾅ ⾣ ⿻ ⯯ 䬶 䆲
Nhất đảo thôi ngôi điện bích liên
㳺 㿐 ⯖ ╬ ⭾ 㽂 Ⅸ
Hoành lưu kỳ thắng tráng Hà Tiên
㽱 䉳 ╱ 㒹 㨀 ◦ 䀆
Ba đào thế tiệt đông Nam hải
㡴 㦗 ⏘ 抃 ₙ ₚ ⮸
Nhật nguyệt quang hồi thượng hạ thiên
㈦ 㻃 淩 爜 椷 帙 ▥
Đắc thủy ngư long tùy biến hóa
⌜ ⾥ 䪂 㴀 呹 勾 剸
Bàng nhai thạch thụ tự liên phiên
欷 匁 㿹 恰 㑘 栆 㝩
Phong thanh lãng tích ứng trường cứ
䉒 䁰 ⼀ ぬ 䟿 ⦚ 㒇
Nùng đạm sơn xuyên dị quốc huyền.
惂⮸ 斺
Mạc Thiên Tích
Một dãy non xanh nước bích liền
Giăng ngang cho mạnh đẹp sông Tiên
Đông Nam sóng biển bằng trang cả
Trên dưới trăng trời sáng rực lên
Rồng cá vẩy vùng trong cõi nước
Đá xây xan xát khắp ven miền
Nghìn thu tiếng gió quanh chân sóng
Đậm nhạt tranh treo nét lạ lùng.
99
Đông Hồ dịch
Họa:
Đế nộ dương hầu sác phạm biên,
Di tương kim dữ trấn tiền xuyên.
Ba niêm bất thức trường thành diện,
Thủy mãnh phương tri đế trụ quyền.
Tinh vệ bán tiêu hàm thạch hận,
Ly long toàn ẩn bảo châu miên.
Tri tha diệt thị kinh thiên vật,
Thiên cổ thao thao độc nghiễm nhiên.
Nguyễn Cư Trinh
Biển quấy cho trời giận lắm phen,
Hòn vàng đem trấn cửa sông tiên.
Nước dâng đâu thấm thành cao cả,
Sống vỗ chi lay đá vững bền.
Tinh vệ chửa tan niềm thạch hận,
Ly long còn náu giấc châu miên.
Chống trời vật đó truyền kim cổ,
Một cõi cao cao đứng nghiễm nhiên.
Òông Hồ dịch
3- Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh:
Nếu Hà Tiên thập vịnh có mục đích phổ biến trong giới trí
thức về phong cảnh của Hà Tiên thì Hà Tiên thập cảnh khúc
vịnh là một áng văn Nôm có mục đích truyền bá trong giới bình
dân, hay nói khác hơn nó thuộc về văn học Nôm.
100
Đây là khúc vịnh, chia thành 10 đọan mỗi đoạn tả một cảnh
trong mười cảnh ở Hà Tiên, mỗi đoạn gồm một khúc lục bát giáng
thất chừng 30 câu, cuối mỗi đoạn có một bài vịnh làm theo thể
Đường luật và cuối cùng có một bài tổng vịnh. Tóm lại Hà Tiên
thập cảnh khúc vịnh gồm 422 câu gồm 334 câu lục bát giáng thất
và 88 câu của 11 bài đường luật thể thất ngôn bát cú.
Khúc vịnh này có lẽ được sáng tác cùng thời với Chinh phụ
ngâm, nhưng đặc biệt hơn là suốt khúc vịnh áp dụng một lối gieo
vần, chữ thứ 8 câu 8 gieo vần vào chữ thứ 3 câu 7 và do đó, thay vì
câu thất trắc chữ thứ ba thanh trắc lại phải đổi sang thanh bằng. Thí
dụ :
.............................
Hễ là khách tiêu dao
Muốn cùng hứng ý trải bầu tam THIÊN
Trấn Hà TIÊN mỗi nơi một lạ
Người bốn phương riêng dạ ước ao
…………………………
Chúng ta cũng thấy lối gieo vần này qua bài ca dao “Nụ tầm
xuân” sáng tác theo thể lục bát giáng thất biến thể
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm XUÂN.
Nụ tầm XUÂN nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn CÂU.
Cá cắn CÂU biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Và Chinh Phụ Ngâm cũng dùng kỹ thuật ấy trong một số câu:
………………………………..
Chín lần gương báu trao tay,
101
Nữa đêm truyền hịch định ngày xuất CHINH.
Nước thanh BÌNH ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
…………………………………
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân MÂY.
Trong cửa NÀY đã đành phận thiếp,
Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?
…………………………………
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên,
Quan sơn để cách hàn huyên bao ĐÀNH.
Thuở lâm HÀNH oanh chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo uyên ca.
…………………………………
Chúng tôi trích đọan Kim Dự Lan Đào trong Hà Tiên thập
cảnh khúc vịnh để có dịp so sánh với bài Kim Dự Lan Đào trong
Hà Tiên thập vịnh, và 10 bài đường luật còn lại.
1. Kim dự lan đào :
Giữa trời một đỉnh cao xây,
Sáu ngao ấy giá năm mây là lầu.
Trải nghìn thu con vua ngậm đá,
Suy hình hài như thả ngọc phong.
Kim thang đứng sựng giữa dòng,
Công cao nhạc lộc, tuổi đồng kiền khôn.
Chốn hải muôn tiết còn rành rạnh,
Chống miếu đường một cảnh vơi xa.
Đá chồng cây nhóm giao gia,
Ngấn gành cây mực, cành hoa điểm ngần.
Dầu quỷ thần hẳng âu chốn chở,
Khách thoạt nhìn sực nhớ Bồng lai.
Thú mầu quyến rũ lòng ai,
102